Tại Sao Có Quá Nhiều Hội Thánh?

Tôi đã từng là thành viên của rất nhiều Hội Thánh trong đời mình. Một vài Hội Thánh thì lớn và một vài Hội Thánh thì nhỏ. Tất cả họ đều tin vào cùng Đức Chúa Trời, nhưng thờ phượng theo nhiều cách khác nhau. Nó có thật sự quan trọng không? Lớn lên, các bạn của tôi và tôi đều làm mọi thứ cùng với nhau, trừ Hội Thánh. Tôi đã luôn luôn lấy làm lạ lùng, tại sao lại không? Nếu chúng ta tin vào cùng Đức Chúa Trời… thì tại sao lại có quá nhiều Hội Thánh khác nhau?

Tác giả: Don Blackwell

Học Viện Kinh Thánh Việt Nam www.vbi.edu.vn

Trường Video Kinh Thánh Thế Giới

Biên dịch bởi: Mrs. Quý Hoàng

Nguyện xin Đức Chúa Trời Được Vinh Hiển!

Vợ tôi và tôi đã luôn tham dự các Hội Thánh khác nhau,nhưng giờ đây chúng tôi đã có con cái và chúng tôi đang tìm kiếm một Hội Thánh mà chúng tôi có thể tham dự cùng với nhau.

Chúng tôi được bảo là chọn Hội Thánh mà cảm thấy đúng với chúng tôi. Nhưng với quá nhiều Hội Thánh như vậy, làm thế nào chúng tôi có thể biết được cái nào là đúng?

Tôi đã từng là thành viên của rất nhiều Hội Thánh trong đời mình. Một vài Hội Thánh thì lớn và một vài Hội Thánh thì nhỏ. Tất cả họ đều tin vào cùng Đức Chúa Trời, nhưng thờ phượng theo nhiều cách khác nhau. Nó có thật sự quan trọng không? Lớn lên, các bạn của tôi và tôi đều làm mọi thứ cùng với nhau, trừ Hội Thánh. Tôi đã luôn luôn lấy làm lạ lùng, tại sao lại không? Nếu chúng ta tin vào cùng Đức Chúa Trời… thì tại sao lại có quá nhiều Hội Thánh khác nhau?

Với tất cả các tôn giáo và Hội Thánh khác nhau có mặt trong quân đội, một vị Giáo Sĩ quản một buổi nhóm, nơi tất cả chúng tôi có thể đến thờ phượng khiến nó trở nên đơn giản. Ý của tôi là, như thế không giống với Hội Thánh mà chúng ta đọc đến trong Kinh Thánh không? Tôi từng nghe người giảng đạo nói rằng, tất cả các Hội Thánh của Cơ Đốc Nhân đều tốt cả thậm chí nếu tất cả chúng đều dạy không giống nhau. Tại sao lại như thế? Tôi đã luôn luôn bị bối rối vì điều đó.

Bạn có từng ngạc nhiên tại sao lại có quá nhiều Hội Thánh, phong tục và niềm tin khác nhau không?

Có khả năng là các giáo phái đều đúng không?

Đức Chúa Trời lại chấp nhận sự chia rẽ và rối bời này sao?

Và nó thậm chí thực sự quan trọng sao?

Tại sao có quá nhiều Hội Thánh?

Nó có quan trọng với Đức Chúa Trời không?

Ngài có hài lòng với tình trạng hiện tại trong giới tôn giáo không?

Nếu tôi phải hỏi bạn chính xác có bao nhiêu Hội thánh khác nhau tồn tại trong thế gian ngày nay… thì bạn sẽ nói gì? Bạn sẽ chắc chắn nói rằng, Tôi không biết… Tôi đoán là rất nhiều. Và đúng như vậy. Có rất nhiều! Thực tế tôi gần đây đã tìm kiếm điều này. Tôi tìm thấy rằng có gần 38,000 Hội Thánh khác nhau. 38,000! Thật đáng kinh ngạc.

Và nghĩ về việc điều này có thể khiến một người đang tìm kiếm lẽ thật bị rối bời như thế nào. Bởi vì bạn có một Hội Thánh ở đây mà đang dạy việc làm này và Hội Thánh khác thì đang dạy ngược lại. Một Hội Thánh nói rằng mục A là có tội và Hội Thánh khác nói rằng mục A là bắt buộc. Ai đúng? Cả hai đều có thể đúng không? 

Và dĩ nhiên, ai đó sẽ nói với bạn rằng, “Điều đó là tốt!” “Đó là tốt để có sự khác nhau.” “Hãy tham gia Hội Thánh mà mình muốn.” Và họ sẽ nói, “Hội Thánh này cũng tốt như Hội Thánh khác.” “Dù gì thì tất cả chúng ta đều sẽ đi đến cùng một nơi, mà thôi.” “Có rất nhiều con đường khác nhau dẫn chúng ta đến cùng một nơi.”

Các bạn à, tôi chân thành nói với bạn rằng: Kinh Thánh nói là “Đức Chúa Trời không phải Chúa của sự loạn lạc đâu.”

Khi tôi đọc Tân Ước, thì tôi chỉ đọc về một Hội Thánh duy nhất mà thôi. Nhưng khi tôi nhìn xung quanh tôi ngày nay, thì tôi nhìn thấy những người xưng nhận theo đạo Đấng Christ, tôi thấy hàng ngàn.

Giờ thì câu hỏi là làm thế nào mà chúng ta đi từ một lên đến hàng ngàn? Và câu trả lời là… Điều gì đó đã sai rồi. Điều gì đó đã sai trầm trọng. Nhưng bạn thấy đó, Đức Chúa Trời không sai. Sai là ở con người.

Đây là điểm đầu tiên tôi muốn chúng ta quan sát khi chúng ta xem xét đề tài này cùng với nhau. Và đó là, trong Hội Thánh chúng ta đọc về một Hội Thánh duy nhất. Tôi muốn các bạn sử dụng trí tưởng tượng của mình cùng với tôi trong vài phút. Tôi muốn các bạn tưởng tượng rằng có một thứ như một cỗ máy thời gian, và tôi muốn các bạn tưởng tượng rằng bạn có thể bước vào trong cổ máy thời gian này. và du hành ngược về thế kỷ thứ nhất về ngày mà Chúa thành lập Hội Thánh của Ngài. Bạn bước ra và nhìn thấy tất cả những người cải đạo thành Đạo Đấng Christ, khoảng 3000 người. Bạn bước đến một trong số họ và bạn hỏi rằng, “Thưa ông, tôi muốn biết ông vừa mới trở thành một thành viên của giáo phái nào? thì ông ta sẽ nói gì? Chắc chắn ông ta sẽ nói rằng, “Tôi không biết anh đang nói về điều gì.” “Ý tôi là ông trở thành thành viên của Hội Thánh nào?” “Có phải là Hội Giám lý, hay Công Giáo, hay Báp-tít? Hội Thánh nào vậy?” Người đó nói rằng, “Thưa ông, tôi không biết ông đang nói gì cả.” “Tôi chưa bao giờ nghe về một giáo phái.” “Tôi chưa bao giờ nghe về những nhóm mà ông đang nói đến này.” “Tất cả những gì tôi biết là tôi trở thành một phần của Hội Thánh mà thuộc về Chúa Jêsus Christ.” 

“Hội Thánh của Đấng Christ.” Và đó là chính xác. Bởi vì chỉ có một Hội Thánh duy nhất.

Công vụ 2:47 nói rằng “Mỗi ngày Chúa lấy những kẻ được cứu thêm vào Hội thánh.” Và điều này phù hợp hoàn toàn với những gì Chúa Jêsus đã hứa trong Mathiơ 16:18. Ngài đã hứa “…trên đá này ta sẽ lập Hội Thánh ta.” Sứ đồ Phao-lô, sau đó lặp lại ngụ ý về một Hội Thánh khi ông đang nói chuyện với các trưởng lão ở Ê-phê-sô. Ông bảo họ “chăn Hội thánh của Đức Chúa Trời mà Ngài đã mua bằng chính huyết mình” Công vụ 20:28.

Trong sách Ê-phê-sô, chúng ta được kể rằng Đức Chúa Trời đã bắt muôn vật phục dưới chân Đấng Christ và ban cho Đấng Christ làm đầu Hội thánh Hội thánh là thân thể của Đấng Christ…” Và vì vậy Hội Thánh của Đấng Christ và thân thể của Đấng Christ là một.

Và sau đó tính độc nhất của Hội thánh được viết xuống trong Ê-phê-sô 4:4 khi ông nói rằng. “Chỉ có một thân thể.”

Các bạn thân mến, khi một người đọc Tân Ước, người đó bị ấn tượng bởi sự thật rằng chỉ tồn tại một Hội Thánh duy nhất thôi.

Vậy, nếu ai đó xuất hiện và muốn bắt đầu một vài sự chia rẽ khác nhau trong Hội Thánh duy nhất đó thì sao? nếu bạn muốn thì là các giáo phái khác nhau. Như vậy có được không? Và câu trả lời cho câu hỏi đó là, không. Điều đó là không ổn.

Tôi muốn các bạn lắng nghe lời của sứ đồ Phao-lô khi ông viết cho Hội Thánh ở Cô-rinh-tô. Ông nói rằng, “Hỡi anh em, tôi nhân danh Đức Chúa Jêsus Christ chúng ta khuyên anh em thảy đều phải đồng một tiếng nói với nhau, chớ phân rẽ nhau ra, nhưng phải hiệp một ý một lòng cùng nhau.” 1 Cô-rinh-tô 1:10

Vậy thì mớ hỗn độn mà chúng ta nhìn thấy trong giới tôn giáo ngày này là thế nào? Với tất cả các giáo phái và sự chia rẽ và các bè phái khác nhau mà đang dạy những điều khác nhau thì sao? Và câu trả lời là … Nó không hoàn toàn khớp nhau. Nó hoàn toàn khác biệt với khái niệm về Hội Thánh theo Tân Ước. 

Đặc biệt hơn nữa, vấn đề gì với Hội Thánh ở Cô-rinh-tô? Tôi muốn các bạn lắng nghe lại. Đây là câu 12. Phao-lô nói rằng, “Tôi có ý nói rằng trong anh em mỗi người nói như vầy: Ta là môn đồ của Phao-lô; — ta là của A-bô-lô; ta là của Sê-pha, — ta là của Đấng Christ. Đấng Christ bị phân rẽ ra sao? Có phải Phao-lô đã chịu đóng đinh trên cây thập tự thế cho anh em, hay là anh em đã nhân danh Phao-lô mà chịu phép báp-têm sao?”

Bạn thấy đó, trong Hội Thánh thế kỷ thứ nhất, chúng ta đã nhìn thấy hạt giống của giáo phái rồi. Một vài người bắt đầu bám lấy Phao-lô, trong khi những người khác bám lấy A-bô-lô, người thì theo Sê-pha, người thì theo Phi-e-rơ, và những người khác thì theo Đấng Christ.

Sự chia rẽ đang bắt đầu hình thành, và Phao-lô, bởi sự bày tỏ của Đức Thánh Linh, đã lên án điều này. Và ông đã rõ ràng nói rằng đây không phải là từ Đức Chúa Trời. 

Khi chúng ta tìm cách để trả lời câu hỏi, Tại sao lại có quá nhiều Hội Thánh? Tôi muốn chúng ta lưu ý rằng Đức Chúa Trời đã tiên đoán rằng sẽ có một sự chệch hướng khỏi kiểu mẫu theo Tân Ước. Bạn thấy đó, mặc cho sự rõ ràng của Tân Ước liên quan đến tính độc nhất của Hội Thánh và mặc cho những cảnh báo chống lại sự chia rẽ. Đức Chúa Trời đã biết sự chia rẽ sẽ xuất hiện. Thực tế, Kinh Thánh nói trước về nó và cảnh báo chống lại nó rất nhiều lần. Một trong những lời cảnh báo này đến từ một đoạn trích mà chúng ta vừa nhắc đến. Đó là đoạn hội thoại giữa Phao-lô và các trưởng lão Ê-phê-sô. Ông bảo họ “Hãy chăn Hội Thánh…” mà được mua chuộc bởi huyết của Đấng Christ. Ông nói rằng, “Còn tôi biết rằng sau khi tôi đi sẽ có muông sói dữ tợn xen vào trong vòng anh em, chẳng tiếc bầy đâu. lại giữa anh em cũng sẽ có những người nói lời hung ác dấy lên ráng sức dỗ môn đồ theo họ.” Thật thú vì khi Phaolô nói với những người dẫn dắt của Hội Thánh này, của nhóm này rằng một sự chệch hướng sẽ đến từ họ. Và nguyên nhân để điều này rất thú vị là bởi vì một trong những sự chệch hướng đầu tiên trong Hội Thánh là liên quan đến sự lãnh đạo và tổ chức của nó.

Cảnh báo khác liên quan đến sự chệch hướng được tìm thấy trong 1 Ti-mô-thê 4. Hãy đọc cùng với nhau. Nó nói rằng, “Vả, Đức Thánh Linh phán tỏ tường rằng, (Tức là Đức Thánh Linh đang nói rất rõ ràng ở đây) trong đời sau rốt, có mấy kẻ sẽ bội đạo mà theo các thần lừa dối, và đạo lý của quỷ dữ, bị lầm lạc bởi sự giả hình của giáo sư dối, là kẻ có lương tâm đã lì, họ sẽ cấm cưới gả và biểu kiêng các thức ăn Đức Chúa Trời đã dựng nên cho kẻ có lòng tin và biết lẽ thật, tạ ơn mà dùng lấy.” Chúng ta sẽ nhìn thấy trong lịch sử rằng hai trong số những sự chệch hướng mà sẽ xảy ra sau này liên quan đến việc cấm cưới gả, và việc cấm ăn một số thức ăn cụ thể. Thêm nữa chúng ta nhìn thấy rằng theo kiểu mẫu của Tân Ước thì chỉ có một Hội Thánh duy nhất, nhưng chúng ta cũng nhìn thấy rằng Đức Chúa Trời đã đoán trước rằng sẽ có một sự lầm lạc khỏi kiểu mẫu theo Tân Ước.

Được rồi, hãy đi đến câu hỏi chính. Tại sao lại có quá nhiều Hội Thánh ngày nay?

Một hệ thống đức tin theo Kinh Thánh cơ bản với một nhóm người được hợp nhất lại thay đổi thành hàng ngàn nhóm giáo phái khác nhau với các việc làm và đức tin khác nhau như thế nào? Lịch sử nói với chúng ta rằng từ rất sớm đã có những nhóm phân lập mà có những tư tưởng và đạo lý ngược lại với Hội Thánh thế kỷ thứ nhất và ngược lại với đạo lý mà họ đã nhận được và đã thực hiện. 

Một số trong những nhóm này bao gồm:

+Nhóm Trí Huệ khoảng 125 SCN, 

+Nhóm Montanus khoảng 156 SCN, 

+Nhóm Mani khoảng 244 SCN,

+và Nhóm Đổi Mới khoảng 251 SCN. 

Một trong những sự phân rẽ lớn nhất và quan trọng nhất, mà liên quan đến Hội Thánh ban đầu có liên quan đến chức vụ dẫn dắt của nó và bao gồm cả Đế Chế La Mã bởi danh xưng của Constantine.

Từ ban đầu của kế hoạch của Đức Chúa Trời là phải có các trưởng lão và các chấp sự trong Hội Thánh. Và bạn có thể đọc về điều này trong 1 Ti-mô-thê và Tít. Và các trưởng lão này có thẩm quyền chỉ trên Hội Thánh nơi mà họ là thành viên. Đó là cách mà Đức Chúa Trời đã lập nó. Mỗi Hội Thánh là tự trị. Nhưng bạn thấy đó, theo thời gian, các trưởng lão bắt đầu nhóm cùng với nhau để thảo luận các vấn đề liên quan đến các nhóm hội khác nhau. Khi bạn đi đến năm 300 SCN, Constantine Đế Chế La Mã đang bắt đầu quan tâm đến nhóm người đang lớn lên này được biết như là Hội Thánh của Đấng Christ. Năm 313 SCN, ông đã ra Sắc lệnh của Milan mà chấm dứt sự bắt bớ các tín đồ Đấng Christ. Và bạn có thể hình dung điều này chiếm được sự yêu mến của các tín đồ Đấng Christ ở trong và xung quanh Rô-ma. Và vì vậy chính quyền người Rô-ma đã bắt đầu có nhiều ảnh hưởng với các trưởng lão trong Hội Thánh của Đấng Christ và kết quả cuối cùng là một sự ảnh hưởng rất bất lợi với phần lớn Hội Thánh của Đấng Christ. Mối quan hệ mới này đã dẫn đến một cuộc họp giữa các trưởng lão trong Hội Thánh của Đấng Christ và các quan chức Rô-ma. Cuộc họp này diễn ra vào năm 325 SCN. Và lịch sử gọi sự kiện này là Hội Đồng Của Nicea. Cuộc họp này đã sinh ra sự chệch hướng đầu tiên được chính thức biết tới khỏi Hội Thánh theo Tân Ước ban đầu. Giáo phái mới được hình thành nay lấy một từ Latin, Catholic mà được dịch ra là “công giáo” và đã thành lập một hệ thống cấp bậc rất giống với hệ thống của chính quyền Rôma. Họ thực sự lấy hình mẫu của chính quyền Rô-ma và xây dựng một Hội Thánh mà được căn cứ trên kiểu mẫu đó.

Và vì vậy trong Hội Thánh mới này có những người cai quản nhiều Hội Thánh hay nhiều nhóm của các Hội Thánh. Điều mà rất rõ ràng là một sự chệch hướng khỏi kiểu mẫu theo Tân Ước. Các tín đồ Đấng Christ mà trung tín với Kinh Thánh, những người đứng ra chống lại giáo phái Công giáo mới được hình thành này, thì họ đã bị bắt bớ và tẩy chay. Họ đã phải nhóm lại trong sự trốn tránh. Những Hội Thánh tinh sạch của Đấng Christ theo Tân Ước vẫn tiếp tục tồn tại.

Nói theo lịch sự, sau sự hình thành và thành lập của Hội Thánh Công Giáo này thì nó đã lớn lên về sức mạnh, số lượng và quyền lực chính trị. Chúng đã hình thành các tín lý mới và các truyền thống do con người tạo ra và chúng hưởng được những sự tán thành về chính trị từ chính quyền Rôma. Đúng thời điểm, các tín lý của họ trở thành các nghĩa vụ và đòi hỏi tất cả các thành viên của Hội Thánh Công Giáo.

Hãy lưu ý ngày tháng trên biểu đồ khi Hội Thánh Công Giáo thi hành một số tín lý của họ rất lâu sau sự hình thành giáo phái của họ. 

+Latin Mass, Ngục luyện tội, 

+Vị Giáo hoàng đầu tiên, họ đã gọi ông là “Đức Chúa Trời trên thế gian.” 

+Sự biến thể hóa. 

+Sắc lệnh về việc sống độc thân của Tu Sĩ vào năm 1015

Nếu như bạn nhìn vào dòng thời gian thì bạn sẽ thấy rằng trong 1000 năm đầu thì thật sự chỉ có hai hội thánh. Các bạn có Hội Thánh của Đấng Christ bắt đầu vào ngày lễ Ngũ Tuần tại Giê-ru-sa-lem mà vẫn còn tồn tại. Và sau đó có Công Giáo.

Lịch sử nói với chúng ta rằng vào năm 1054 Công Giáo chia rẽ thành hai giáo phái: Giáo Hội Công Giáo Rôma và Giáo Hội chính thống Hy Lạp.

Trong suốt thời gian này, Kinh thánh càng ngày càng trở nên không chạm tới được đối với những người thường. Và thời kỳ này được biết đến như là Thời kỳ Đen Tối. Và Giáo Hội Công giáo chỉ tiếp tục thêm vào những tín lý do con người nghĩ ra. Các thí dụ bao gồm: Những luật xá tội vào năm 1192; “Phòng xưng tội” vào năm 1215; Sự rẩy rắc thay cho sự nhận chìm của phép báptêm vào năm 1311; Và Giáo Hoàng được tuyên bố là không bao giờ sai lầm.

Khi bạn đi đến những năm 1500 thì bạn sẽ thấy rất nhiều hoạt động trên dòng thời gian. Đây là bởi vì có người như Martin Luther người mà bắt đầu đứng lên và nói “Điều này không đúng!” Martin Luther là một thầy tu người Đức và ông ghét sự mua bán của luật xá tội. Ông đã yêu câu Giáo Hoàng nói rằng “Kinh Thánh là nguồn thẩm quyền duy nhất.” Sự chống đối lan rộng của Martin Luther đối với Giáo Hội Công Giáo đã kích động một phong trào phản kháng mà theo lịch sử được biết như là Phong trào cải chánh Tin Lành.

Vào năm 1521, một giáo phái khác xuất hiện ngay trước khi Hội Thánh theo Luther được hình thành, nó được biết đến như là Giáo phái rửa tội lại. Họ bắt đầu như một sự phản kháng lại Giáo Hội Công Giáo và tục làm phép báp-têm cho trẻ sơ sinh của họ. “Ana” có nghĩa là lập lại. Họ làm phép báp-têm lại cho những người đã chịu phép báp-têm khi còn là trẻ sơ sinh trong Giáo Hội Công Giáo.

Nhưng điều thật sự thú vị đó là phong trào rửa tội lại đã sinh ra các hội thánh khác nhau; bao gồm giáo phái Báp-tít, Amish, phái Menno, và các anh em trong Đấng Christ.

Và khi tự do tín ngưỡng được phát triển thì giáo phái tiếp tục phát triển và nhân lên hàng tá các bè phái và bạn có thể nhìn thấy điều đó trên dòng thời gian và điều này đã đặt nền tảng cho vô số giáo phái đang tồn tại trong thời đại chúng ta. Một vài hội thánh này bắt đầu với một mong muốn cao quý để phá vỡ sự tự do khỏi một vài phong tục không theo Kinh Thánh một cách rõ ràng. Những Hội Thánh khác bắt đầu với các lý do ít cao quý hơn một chút.

Bạn sẽ thấy trên biểu đồ là Hội Thánh của Anh Quốc đã bắt đầu vào năm 1534. Hội Thánh này là kết quả sau khi Henry VIII muốn bãi bỏ hôn nhân với Katherine của Aragon. Khi Giáo Hội Công Giáo Rô-ma không cho ông hủy bỏ, kết quả là sự phân rẽ khỏi Giáo Hội Công Giáo và sự hình thành của một Hội Thánh mới, Hội Thánh của Anh Quốc.

Mấu chốt của tất cả những điều đó là gì? Mấu chốt đó là, nếu như bạn nhìn vào biểu đồ, dòng thời gian, nó chỉ tượng trưng cho một phần nhỏ của các Hội Thánh tồn tại ngày nay. Một số bắt đầu với các động cơ tốt, và một số khác bắt đầu với động cơ xấu, nhưng tất cả chúng đều bắt đầu bởi con người.

Nếu bạn quay trở lại với phần đầu của biểu đồ, bạn sẽ nhìn thấy dòng màu xanh mà tượng trưng cho Hội Thánh được khởi đầu bởi Chúa Jêsus Christ. Đây là Hội Thánh bắt đầu vào năm 33 SCN tại Giê-ru-sa-lem. Đó là Hội Thánh của Đấng Christ. Hội Thánh mà chúng ta đọc đến trong các trang sách Tân Ước. Và từ lịch sử, chúng ta nhìn thấy rằng tất cả các Hội Thánh khác đều là các giáo phái do con người làm ra.

Hy vọng là bây giờ, các bạn có thể thấy được tại sao lại có nhiều Hội Thánh như vậy. Và đây là thông điệp mà chúng ta thật sự cần để vào trong lòng; vì Chúa Jêsus lên án sự phân rẽ, nên chúng ta cần phải là một phần của Hội Thánh duy nhất đó mà Chúa Jêsus đã thành lập. Hội Thánh mà Ngài đã mua bằng huyết của Ngài không phải là một trong số những Hội Thánh do con người tạo mà xuất hiện sau này trong lịch sử.

Vậy, tất cả những điều này có nghĩa gì với chúng ta ngày nay? Điều này có nghĩa là các giáo phái đều sai phải không? Các bạn à, chúng tôi muốn thân thiện nhưng chúng tôi cũng muốn rõ ràng. và câu trả lời là… Đúng vậy, nó phải có nghĩa như thế. Tất cả các Hội Thánh ngoài Hội Thánh được xây dựng bởi Đấng Christ tồn tại mà không có thẩm quyền hay kiểu mẫu theo Tân Ước.

Giờ thì ai đó sẽ nói rằng, “Điều đó có nghĩa là những người chính trực, đạo đức, tâm địa tốt trong giáo phái đều sẽ bị hư mất sao?” Hãy để Chúa trả lời cho câu hỏi này, Tôi muốn các bạn lắng nghe lời của Chúa Jêsus trong Ma-thi-ơ 7:21-23 “Chẳng phải hễ những kẻ nói cùng ta rằng: Lạy Chúa, lạy Chúa, thì đều được vào nước thiên đàng đâu; nhưng chỉ kẻ làm theo ý muốn của Cha ta ở trên trời mà thôi. Ngày đó, sẽ có nhiều người thưa cùng ta rằng: Lạy Chúa, lạy Chúa, chúng tôi chẳng từng nhân danh Chúa mà nói tiên tri sao? nhân danh Chúa mà trừ quỷ sao? và lại nhân danh Chúa mà làm nhiều phép lạ sao? Khi ấy, ta sẽ phán rõ ràng cùng họ rằng: Hỡi kẻ làm gian ác ta chẳng biết các ngươi bao giờ, hãy lui ra khỏi ta!”

Các bạn à, hãy quan sát cùng với tôi rằng Chúa Jêsus nói là vào ngày đoán xét, sẽ có những người tốt, những người là thầy giảng đạo, những người xưng là mang danh Chúa Jêsus, những người này sẽ bị hư mất bởi vì họ đã không làm theo ý muốn của Cha.

Mấu chốt là, Có tâm tư tốt thôi là không đủ. Có tấm lòng ngay thẳng thôi là không đủ. Tôi thật sự phải làm theo kiểu mẫu của Tân Ước. Tôi muốn các bạn lắng nghe lại trong các lời của sách Công vụ 2:47 “…ngợi khen Đức Chúa Trời và được đẹp lòng cả dân chúng. Mỗi ngày Chúa lấy những kẻ được cứu thêm vào Hội thánh.”

Các bạn à, tất cả những người được cứu đều ở trong Hội Thánh. Hội Thánh đó được xây dựng bởi Chúa Jêsus. Cùng một Hội Thánh mà đã tồn tại trong sách Công vụ chương hai. Cùng một Hội Thánh mà chúng ta đọc được xuyên suốt Tân Ước. Hội Thánh mà tồn tại trước tất cả các giáo phái của con người.

Giờ thì, câu hỏi là: Làm thế nào để tôi trở thành một phần của Hội Thánh đó – Hội Thánh mà ở trong đó có sự cứu rỗi? Làm thế nào để tôi trở thành một phần của Hội Thánh duy nhất của Tân Ước?

Và câu trả lời là… Cách tương tự mà họ đã làm trong Tân Ước. Bạn phải vâng phục Tin Lành. 

Bạn biết là đôi khi những người trong giới tôn giáo sẽ nói với bạn rằng “Không có gì để bạn phải vâng phục cả.” Họ sẽ nói rằng “Bạn chỉ cần tin thôi.” Nhưng tôi muốn các bạn lắng nghe những lời từ 2 Tê-sa-lô-ni-ca 1:7-8. Kinh Thánh nói rằng, “và cho anh em, là kẻ chịu khổ, được nghỉ ngơi với chúng tôi, trong khi Đức Chúa Jêsus từ trời hiện đến với các thiên sứ của quyền phép Ngài.” Giờ thì lắng nghe điều này, Ngài đang miêu tả về ngày phán xét. Ngài nói rằng một vài người sẽ được nghỉ ngơi, một vài người sẽ nhận hình phạt. Ông nói rằng, “Khi Chúa đến giữa ngọn lửa hừng báo thù những kẻ chẳng hề nhận biết Đức Chúa Trời” Hãy lắng nghe, “và cho những kẻ không vâng phục Tin lành của Đức Chúa Jêsus Christ chúng ta.” Bạn thấy đó, chúng ta phải vâng phục tin lành.

Vâng phục Tin Lành có thể được tóm gọn lại trong năm từ ngắn gọn. Nghe, Tin, Ăn năn Xưng nhận Và phép Báptêm.

Ai đó sẽ nói rằng, “Điều đó nghĩa là gì, hãy giải thích điều đó?”

Trước tiên, một người phải nghe tin lành. Người đó nghe rằng bởi vì tội lỗi của mình, người đó đã vi phạm ý muốn của Đức Chúa Trời Và được định là chết đời đời trong Địa Ngục. Rô-ma 6:23 “Cái giá của tội lỗi là sự chết.” Người đó cũng nghe rằng Chúa Jêsus Christ đã đến như Đức Chúa Trời trong xác thịt để trả hình phạt cho tội lỗi của mình để người đó không phải trả nữa. Người đó nghe rằng, sự cứu rỗi được tìm thấy trong Đấng Christ. Rô-ma 10:14 cho biết rằng Nếu một người không nghe thông điệp của Tin Lành thì người đó không có hy vọng.

Giờ thì, qua việc nghe tin lành, người đó cũng phải tin vào nó. Điều đó dẫn đến điều gì? Một người phải tin cái gì? Người đó phải tin. Người đó phải hiểu rằng Chúa Jêsus là Đấng Christ, Con của Đức Chúa Trời. Giăng 8:24 Chúa Jêsus đã nói, “vì nếu các ngươi chẳng tin ta là Đấng đó, thì chắc sẽ chết trong tội lỗi các ngươi.” Người phải hiểu rằng Chúa Jêsus là Đức Chúa Trời. Giăng 1:14 “Ngôi Lời đã trở nên xác thịt, ở giữa chúng ta, chúng ta đã ngắm xem sự vinh hiển của Ngài, thật như vinh hiển của Con một đến từ nơi Cha đầy ơn và lẽ thật.” Người đó dĩ nhiên phải tin vào sự chết, sự chôn và sự sống lại của Đấng Christ. Đó là thể nào mà “khi chúng ta còn là người có tội, thì Đấng Christ vì chúng ta chịu chết.” Rô-ma 5:8 “Rồi Ngài sống lại, đánh bại sự chết.” I Cô-rinh-tô 15:54-55. Rôma 10:9 nói rằng “Vậy nếu miệng ngươi xưng Đức Chúa Jêsus ra và lòng ngươi tin rằng Đức Chúa Trời đã khiến Ngài từ kẻ chết sống lại, thì ngươi sẽ được cứu.”

Dĩ nhiên, đó là cốt yếu để một người tin và hiểu rằng thân thể của Đấng Christ chính là Hội Thánh theo Tân Ước. II Timôthê 2:10 nói rằng; “Sự cứu rỗi ở trong Đấng Christ.”

Vậy một người phải ăn năn. Công vụ 17:30 nói rằng, “Đức Chúa Trời đã bỏ qua các đời ngu muội đó, mà nay biểu hết thảy các người trong mọi nơi đều phải ăn năn” Ăn năn là một sự thay đổi tâm trí mang đến sự buồn rầu theo ý Đức Chúa Trời và kết quả bằng một sự thay đổi đời sống. Điều đó rất quan trọng để hiểu được. Đôi khi mọi người sẽ nói rằng, “Sự ăn năn chỉ thay đổi đời sống của bạn thôi.” Đó không phải là một định nghĩa đúng cho sự ăn năn. Sự ăn năn thay đổi tâm trí của bạn. Dĩ nhiên, điều đó được nối tiếp bởi một sự thay đổi đời sống.

Nhưng sau đó, bước thứ 4, một người phải xưng nhận đức tin của mình vào Đấng Christ. Rô-ma 10:10 nói rõ ràng với chúng ta rằng, “vì tin bởi trong lòng mà được sự công bình, còn bởi miệng làm chứng mà được sự cứu rỗi.” Trong Công vụ 8, khi Phi-líp đang dạy tin lành cho người Ê-thi-ô-pi, thì người đó đã nói rằng, “Này, nước đây, sự gì ngăn cấm tôi chịu phép báp-têm chăng?” Phi-líp đã trả lời với người Ê-thi-ô-pi rằng “Nếu ông hết lòng tin, điều đó có thể được.” Và ông trả lời rằng, “Tôi tin rằng Ðức Chúa Jêsus Christ là Con Ðức Chúa Trời.” Đó là sự xưng nhận mà chúng ta đang nói đến. Không phải là một sự xưng nhận về tội lỗi của chúng ta. Một sự xưng nhận về những gì chúng ta đã nghe và những gì chúng ta tin. Nó là một sự nhận biết. “Vâng, chúng tôi tin vào những điều này.”

Cuối cùng, liên quan đến việc vâng phục tin lành Một người phải chịu phép báptêm. Trong Mác 16:16, Chúa Jêsus đã nói, “Ai tin và chịu phép báptêm sẽ được rỗi; nhưng ai chẳng tin sẽ bị đoán phạt.” Phép báp-têm như đã được thực hiện bởi các tín đồ Đấng Christ thế kỷ thứ nhất là sự nhấn chìm hoàn toàn. Thật tế, đó là ý nghĩa của phép Báp-têm. Đó là thời điểm mà vào lúc đó một người được nhận chìm trong nước và thời điểm mà khi đó người đó chạm được huyết cứu rỗi của Chúa Jêsus. Đó là thời điểm mà vào lúc đó người đó cuối cùng đã vâng phục tin lành. Rô-ma 6:3-4 nói rằng, “Hay là, anh em chẳng biết rằng chúng ta thảy đều đã chịu phép báp-têm trong Đức Chúa Jêsus Christ, tức là chịu phép báp-têm trong sự chết Ngài sao? Vậy chúng ta đã bị chôn với Ngài bởi phép báp-têm trong sự chết Ngài, hầu cho Đấng Christ nhờ vinh hiển của Cha được từ kẻ chết sống lại thể nào thì chúng ta cũng sống trong đời mới thể ấy.” Và vì vậy, chúng ta được chôn trong ngôi mộ bằng nước của phép báp-têm. Chúa Jêsus đã đổ huyết của Ngài ra trong sự chết của Ngài. Trong phép báp-têm chúng ta được chôn vào trong sự chết của Ngài. Chúng ta chạm được huyết cứu rỗi đó của Đấng Christ và tội lỗi của chúng ta được rửa sạch đi. Đó là tại sao chúng ta ra khỏi ngôi mộ bằng nước đó của phép báp-têm để bước đi trong đời mới.

Một khi bạn đã làm những điều này. Công vụ 2:47 nói rằng, Chúa sẽ thêm bạn vào Hội Thánh. Các bạn à, Hội Thánh của Đấng Christ vẫn còn tồn tại ngày nay, cũng như nó đã từng tồn tại trong thế kỷ thứ nhất.

Một vài người hiểu sai về Hội Thánh của Đấng Christ. Họ nghĩ rằng nó “cũng chỉ như một giáo phái khác thôi” bên cạnh một chuỗi các giáo phái. Nhưng tôi có thể cam đoan với các bạn rằng Hội Thánh của Đấng Christ không có đầu thuộc thế gian, không có hệ thống cấp bậc theo luật pháp, Nó không được thành lập bởi một con người và nó không theo những tín điều và phong tục do con người lập ra. Hội Thánh của Đấng Christ chỉ làm theo kiểu mẫu của Tân Ước mà được tìm thấy trong Kinh Thánh. Chúng tôi gặp nhau vào ngày đầy trong tuần để dự Tiệc Thánh. Chúng tôi hát không nhạc khí – cách mà Hội Thánh đã làm trong thế kỷ thứ nhất. Chúng tôi cầu nguyện, chúng tôi học Kinh Thánh cùng nhau. Chúng tôi nghe giảng dạy cùng nhau. Chúng tôi dâng hiến theo những gì Đức Chúa Trời đã ban ơn cho chúng tôi. Đấng Christ là đầu duy nhất của chúng tôi. Hội Thánh bao gồm các trưởng lão và các chấp sự, các nhà truyền giáo và các thành viên giống như Hội Thánh của 2000 năm về trước. Chúng tôi chỉ tuân theo các tín lý của Đấng Christ. Chúng tôi xóa bỏ đi tất cả các tín lý và tín ngưỡng mà con người lập ra. Chúng tôi chỉ là các tín đồ Đấng Christ.

Chúng tôi không đang thúc giục cho bất cứ người nào rời giáo phái của mình để gia nhập vào giáo phái của chúng tôi. Chúng tôi đang thúc giục con người rời khỏi tất cả các giáo phái và chỉ đơn giản là một phần của Hội Thánh duy nhất của Đấng Christ – Hội Thánh mà đã tồn tại hàng trăm năm trước các Hội Thánh ngày nay – Hội Thánh mà chúng ta đọc đến trong Kinh Thánh.

Leave a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Scroll to Top