Hầu hết những gì quen thuộc với những người nghiên cứu về tín lý Tân Ước của Hội Thánh sẽ được tìm thấy trong các bài học này. Nhưng cũng có một sự nhấn mạnh dành cho một vài hiểu biết và nét đặc trưng bị bỏ sót. Mục đích là để gây sự chú ý đến Đấng Christ – bản chất trọng tâm của Hội Thánh và mọi thứ về nó. Bản chất đoàn thể (nhóm) của đời sống trong Đấng Christ được nhấn mạnh khi tương phản với sự tiếp cận cá nhân.
Có lời đề nghị là học viên nên đọc qua mỗi chương vì mục đích chính của nó và sau đó quay lại học chi tiết hơn những tham khảo của Kinh Thánh liên quan đến từng điểm. Rất quan trọng để nhìn vào mỗi đoạn trích, vì đây là một bài học dựa trên Kinh Thánh. Các chuỗi bài học cũng sẽ giúp cho việc phát triển một phương pháp học Kinh Thánh, nếu học viên chăm chỉ sử dụng một sách chỉ dẫn và Kinh Thánh tham khảo tốt. Một từ điển Kinh Thánh mới, tốt cũng sẽ có ích. Qua việc nghiên cứu so sánh của các đoạn trích của Kinh Thánh, các sự liên kết chung của các ý tưởng sẽ dẫn đến các sự hiểu biết sâu hơn và những sự đánh giá mới về các sự dạy dỗ của Kinh Thánh.
Tác Giả: Tiến sĩ Everett Ferguson
Dịch Giả: Đồng T. Quý Hoàng – VBI Press
Bản quyền bản dịch: VBI Press – Học Viện Kinh Thánh Việt Nam www.vbi.edu.vn
Bài 1: ĐIỀU MONG ĐỢI TRONG CỰU ƯỚC
“Núi của nhà Ðức Giê-hô-va sẽ được lập vững trên đỉnh các núi… Mọi nước sẽ đổ về đó.” (Ê-sai 2:2)
Sự Hy Vọng Về Đấng Mê-Si
Mê-si là một từ Hê-bơ-rơ có nghĩa là “được xức dầu.” Những người hầu việc được chọn lựa đặc biệt của Đức Chúa Trời trong thời kỳ Cựu Ước được biệt riêng ra cho nhiệm vụ của họ bởi Việc xức dầu lên đầu họ. Chúng ta đọc về sự xức dầu trong việc bổ nhiệm các vị vua (1 Sa-mu-ên 10:1; 16:1, 13) và trong việc dâng tế lễ của các thầy tế lễ (Xuất Ê-díp-tô Ký 29:7; 30:22-33). Các tiên tri cũng được nói đến như được xức dầu (Thi Thiên 105:15), nhưng về việc xức dầu của họ không phải việc xức dầu theo nghĩa đen với dầu, hơn thế là một việc xức dầu ẩn dụ bằng Đức Thánh Linh (Ê-sai 61:1). Việc xức dầu là một dấu hiệu của phước lành, và việc làm này đánh dấu riêng một người ra cho sự ban phước của Đức Chúa Trời và người đó như là người được yêu mến của Chúa. Ý nghĩa mà việc làm này đối với dân Hê-bơ-rơ được định rõ trong Thi Thiên 133:1-2 về thầy tế lễ chí cao.
Khi khái niệm tiếng Hê-bơ-rơ được diễn đạt bằng tiếng Hy Lạp, từ được sử dụng là Christos (“Đấng Christ” – Giăng 1:41). Lu-ca, viết cho các đọc giả dân ngoại, những người mà không quen thuộc với tầm quan trọng mà thuật ngữ đối với dân Giu-đa, tình cờ đã định nghĩa về “Đấng Christ” trong Lu-ca 23:35 nơi ông nói về “Đấng Christ của Đức Chúa Trời, Đấng được chọn của Ngài.”
Trong Cựu Ước, có hy vọng rằng trong tương lai sẽ có một thời kỳ của phước lành và một Đấng Cứu Chuộc của dân sự sẽ đem đến những phước lành này. Đấng được miêu tả, được bày tỏ khác nhau: Tôi Tớ Của Đức Chúa Trời (Ê-sai 53); Con Người (Đa-ni-ên 7:13-14); Dòng Dõi Đa-Vít (Ê-sai 11:1-2, 10).
Mặc dù thuật ngữ “được xức dầu” có thể được sử dụng cho bất cứ ai được chọn của Đức Chúa Trời cho các mục đích của Ngài (ví dụ, vua Si-ru của xứ Persia), nó không được sử dụng trong Tân Ước một cách đặc biệt dành cho Đấng Cứu Chuộc được mong đợi. Vì đó là các vị vua và các thầy tế lễ ưu việt, những người là nhà lãnh đạo được xức dầu (Xa-cha-ri 4:14). Đó là tự nhiên khi các hy vọng trở nên tập trung vào một vị vua và thầy tế lễ được lý tưởng hóa mà thuật ngữ nên được dùng cho nhân vật quan trọng này.
Trong văn học giữa thời kỳ Cựu Ước và Tân Ước, có một sự phát triển của các khái niệm được tìm thấy trong Tân Ước. Một số trong các tác phẩm này nói về Đấng Mê-si hoàng tộc, một vị vua dòng Đa-vít, người sẽ mang đến sự giải phóng cho dân Giu-đa (Thi Thiên của Sô-lô-môn 17-18). Điều này dường như là dạng thịnh hành nhất về hy vọng Đấng Mê-si trong thời của Chúa Giê-su. Các tác phẩm khác chỉ nói về chính Đức Chúa Trời đang can thiệp vào vì cớ dân sự của Ngài mà không có sự ám chỉ đặc biệt nào về một tác nhân mà qua đó ý muốn của Ngài được hoàn thành (Jubilees 1:19-28). Các tài liệu khác trình bày về một nhân vật siêu nhiên xuất hiện vào thời kỳ cuối cùng để thực hiện các mục đích của Đức Chúa Trời (1 Enoch 39-71; so sánh Đa-ni-ên 7). Trong vòng các thành viên của Hội đồng Qumran (giờ được biết từ các cuộn sách Biển Chết), thì có một sự mong đợi của hai Đấng Mê-si – con vua Đa-vít để thực hiện quyền cai trị vua chúa, và con của A-rôn để trao quyền lãnh đạo dòng thầy tế lễ (Rule của the Community 9.11). Với hai Đấng này thì có thể được liên kết với tư tưởng về một Đấng tiên tri đi trước.
Cơ Đốc Nhân xem Đức Chúa Giê-su như một sự làm trọn của tất cả các bức tranh này về Đấng Mê-si. Ngài là con của Đa-vít, Đức Chúa Trời hiện hình bằng xác thịt, người siêu nhiên hay siêu phàm, và nhà tiên tri, thầy tế lễ và vị vua lý tưởng.
Thời kỳ Đấng Mê-si
Đối với dân Giu-đa điều quan trọng là tình trạng được sống trong thời Đấng Mê-si, mà “Đấng Mê-si” chỉ là một phần trong đó. Đối với các Cơ Đốc Nhân thì đó là Đấng mà “mang đến” Thời kỳ. Thời kỳ được nhận biết trong Con Người của Đức Chúa Giê-su.
Một phần của hy vọng thuyết mạt thế (“các sự kiện cuối”) của Cựu Ước tìm thấy sự diễn đạt trong niềm tin rằng Đức Chúa Trời sẽ làm một giao ước mới với dân sự của Ngài. Dân Y-sơ-ra-ên đã phá vỡ giao ước mà Đức Chúa Trời đã làm với tổ phụ của họ (Giê-rê-mi 11:10; so sánh 22:9), nhưng Đức Chúa Trời sẽ làm một “giao ước đời đời với họ” (Giê-rê-mi 32:40; so sánh Ê-xê-chi-ên 16:60). “Giao ước đời đời” này được nhắc đến trong các đoạn trích mà cũng nói về một đấng lãnh đạo được chọn đặc biệt: Ê-sai 55:3, 4 (so sánh Công vụ các Sứ đồ 13:34) và Ê-sai 61:1-9 (Lu-ca 4:18-19). Giao ước mới này sẽ không giống với giao ước được thực hiện dựa trên cơ sở của sự giải thoát khỏi Ê-díp-tô ở Si-nai (Giê-rê-mi 31:32) nhưng sẽ là một giao ước thuộc linh (Giê-rê-mi 31:33) liên quan đến một mối quan hệ được chọn của sự nhận biết (Giê-rê-mi 31:34).
Nó sẽ là một giao ước của sự tha thứ theo một cách mà giao ước cũ không làm được (Giê-rê-mi 31:34). Đây là đặc tính khác của thời kỳ Đấng Mê-si. Đó sẽ là một thời kỳ của sự tha thứ tội lỗi. Ê-xê-chi-ên đã lấy việc tẩy rửa theo nghi lễ của Cựu Ước để miêu tả về thời kỳ mà Đức Chúa Trời sẽ làm cho dân của Ngài được tẩy sạch và làm cho họ có thể tuân giữ được các sắc lệnh của Ngài (36:22-31). Đó sẽ là một sai lầm để nhìn vào đoạn trích này mà nói về nghi lễ Cựu Ước thực hiện cách thức đặc biệt về sự tẩy sạch của Cơ Đốc Nhân (“rải rắc,” Ê-xê-chi-ên 36:25; xem bài 5), nhưng nó cũng sẽ là một sai lầm khi không nhìn thấy trong đoạn trích này một sự ám chỉ tẩy sạch cho thế hệ tương lai của dân sự Đức Chúa Trời. Đức Chúa Trời sẽ tẩy sạch con dân của Ngài khỏi tất cả những ô uế của họ. Hành động tha thứ của Đức Chúa Trời phải được đi kèm với sự ăn năn của dân sự.
Một điều lưu ý trong Ê-xê-chi-ên là một sự liên kết của nước với sự tẩy sạch và về một tấm lòng mới với Đức Thánh Linh. Sự liên kết của sự tha thứ tội lỗi và sự hiện diện của Đức Thánh Linh là luôn có trong Kinh Thánh. Thời kỳ Đấng Mê-si cũng phải là một thời kỳ của Đức Thánh Linh.
Cũng như trong Ê-xê-chi-ên, việc tẩy sạch phải đi trước việc tiếp nhận Đức Thánh Linh. Vì Thánh Linh của Đức Chúa Trời là thần, Ngài không ngự ở nơi có tội lỗi. Sự tha thứ tội lỗi có trước sự ngự trị của Đức Thánh Linh. Ê-sai 59:20-21 nói về sự đến của một Đấng Cứu Chuộc cho Si-ôn và Chúa làm một giao ước với dân sự của Ngài: và giao ước đó sẽ là việc đặt Thần Linh của Chúa vào trong dân sự. Thật thú vị để lưu ý cách sử dụng mà Phao-lô dùng của đoạn trích này trong Rô-ma 11:26-27. Ông trích đoạn trích với sự khác nhau mà ông nói rằng giao ước sẽ là một việc “xóa đi tội lỗi của họ.” Một vài người nhìn thấy Phao-lô đang kết hợp sự trích dẫn của ông về Ê-sai 59 với đoạn trích giao ước mới của Giê-rê-mi 31. Có khả năng là Phao-lô đang đưa ra một trích dẫn để giải thích, nhìn thấy tầm quan trọng của việc ban cho của Đức Thánh Linh trong việc xóa bỏ tội lỗi. Trong bất cứ trường hợp nào thì không có gì có thể bày tỏ rõ ràng hơn sự kết hợp mật thiết của sự tha thứ và sự ban cho của Đức Thánh Linh đối với Phao-lô hơn cách sử dụng này của lời tiên tri Cựu Ước.
Thực ra, nét đặc trưng đặc biệt của thời kỳ Đấng Mê-si phải là sự sở hữu của Đức Thánh Linh (Giô-ên 2:28-32, được trích dẫn bởi Phi-e-rơ trong Công vụ các Sứ đồ 2:16-21). Chính Đấng Mê-si phải được trang bị đặc biệt với Thần Linh của Đức Chúa Trời (Ê-sai 61:1-2). Vậy Ngài có thể phân phát sự tha thứ tội lỗi và Đức Thánh Linh cho những người khác.
Dân Sự Thuộc Đấng Mê-Si
Không có Đấng Mê-si nào tách biệt khỏi một dân tộc. Dĩ nhiên, các đặc tính của Thời kỳ sắp đến là nói đến một nhóm người. Một giao ước được làm ra với một dân tộc; sự tha thứ tội lỗi được ban cho một dân tộc; và Đức Thánh Linh ngự trên một dân tộc. Trong chính bản chất của Thời kỳ Đấng Mê-si, có hàm ý về một dân tộc riêng biệt của Đức Chúa Trời. Vậy trong chính bản chất của Đức Chúa Giê-su như Đấng Mê-si thì có hàm ý khái niệm về một Hội Thánh.
Những từ Cựu Ước chỉ đến nhóm hội – hội đồng, hội chúng, nhà – thường xuyên xảy ra trong các ngữ cảnh về hy vọng tương lai. Một nét đặc trưng của sự mong đợi liên quan đến thời tương lai là việc tụ họp dân sự của Đức Chúa Trời mà đã bị phân tán và một sự nhóm hội của các nước. Để đi đến các đoạn trích đặc biệt thì một người có thể đọc Ê-sai 43:1, 2, 5-9; 56:8; và 60:4. Bản dịch tiếng Hy Lạp của các câu này sử dụng các từ được tìm thấy trong Tân Ước ám chỉ đến việc tụ hợp và nhóm lại của dân sự của Chúa (Hê-bơ-rơ 10:25; 2 Tê-sa-lô-ni-ca 2:1).
Không chỉ là một sự nhóm lại của những người công bình. Cũng phải có một lời công bố cho các dân tộc (Ê-sai 52:7); dân sự của Đức Chúa Trời phải là một sự sáng cho các nước (Ê-sai 49:6); và phải có một bằng chứng thuyết phục về Đức Chúa Trời (Ê-sai 43:10).
Kết Luận
Nhiều đề tài Cựu Ước về Thời kỳ hầu đến tìm thấy sự bày tỏ cơ bản trong lời tuyên bố tiên tri mà xuất hiện ở hai dạng giống nhau trong Ê-sai 2:2-4 và Mi-chê 4:1-3.
Tân Ước bắt đầu câu chuyện về Tin Lành với sự hầu việc của Giăng Báp-tít (Mác 1:1-8) mà trong đó có một sự nổi bật về sự mong chờ của Cựu Ước. (Ma-thi-ơ 3:1-12; Lu-ca 1:5-79; Giăng 1:19-34).
Đức Chúa Giê-su xuất hiện như Đấng Mê-si (Mác 8:29) và được xức dầu bởi Đức Thánh Linh (Công vụ các Sứ đồ 10:38; Ma-thi-ơ 3:16-17; Lu-ca 4:18-21). Ngài đã mang một giao ước mới (Ma-thi-ơ 26:28), sự tha thứ tội lỗi (Mác 2:5-11), và Đức Thánh Linh (Giăng 1:33).
Giao ước mới được mang đến bởi Đức Chúa Giê-su Christ có nghĩa là một kết thúc cho hệ thống tôn giáo theo Môi-se và bắt đầu một thời kỳ mới. Nó cũng có nghĩa là sự bắt đầu của một dân sự mới dưới một Đấng Lập Luật mới (Ma-thi-ơ 17:1-6; Ga-la-ti 3:22-25; Hê-bơ-rơ 8:1-13; 2 Cô-rinh-tô 3:1-18).
Các Câu Hỏi Ôn Tập
- Ý nghĩa của từ Mê-si là gì? Nghĩa tương đương trong tiếng Hy Lạp là gì?
- Những cá nhân nào đã nhận được một việc xức dầu trong Cựu Ước?
- Tầm quan trọng tôn giáo của một việc xức dầu là gì?
- Chỉ ra sự phát triển của việc “hy vọng Đấng Mê-si” trong đạo Do Thái trước thời kỳ Tân Ước.
- Đức Chúa Giê-su làm trọn những sự mong đợi của Cựu Ước về một nhân vật “Mê-si” như thế nào?
- Kể tên ba đặc tính gốc về thời kỳ Đấng Mê-si trong sự cho biết trước của Cựu Ước.
- Với cách sử dụng của một phần mục lục hay tham khảo về Kinh Thánh chỉ định một vài đoạn trích nơi mà có một sự kết hợp của sự tha thứ tội lỗi và sự hiện hữu của Đức Thánh Linh.
- Bạn có thể tìm các đoạn trích khác nơi mà các đặc tính của Thời kỳ Đấng Mê-si được tìm thấy trong sự kết hợp không?
- Sự hiện hữu của Đấng Mê-si cũng đòi hỏi sự hiện hữu của một dân tộc như thế nào?
- Điều gì phải là nhiệm vụ của dân sự được nhóm lại của Đức Chúa Trời?
- Một “giao ước mới” có ngụ ý gì đối với thẩm quyền của “giao ước cũ” (của Môi-se)?