HỘI THÁNH THEO TÂN ƯỚC

BÀI 7: SỰ THÔNG CÔNG CỦA HỘI THÁNH

“Gọi anh em được thông công với Con của Ngài” (1 Cô-rinh-tô 1:9)

Một điều trong những khía cạnh đầy ý nghĩa của đời sống Cơ Đốc Nhân, và một điều mà nằm gần với ý nghĩa cơ bản của Hội Thánh, là sự thông công của các thánh đồ của Đấng Christ. Khái niệm về sự thông công nhấn mạnh tính cộng đồng (mối quan hệ nhóm) của Hội Thánh và kêu gọi tập trung vào ý thức của sự phụ thuộc và sự góp phần.

Sự thông công dịch từ koinonia, có nghĩa sự góp phần chung, có chung, sự giao thiệp, chia sẻ, sự phụ thuộc lẫn nhau. Điểm nổi bật của khái niệm này trong Tân Ước được chỉ ra không chỉ bởi nhóm các từ liên quan đến koinonia, mà còn bởi số lượng lớn các từ ghép được lập với giới từ “với,” gợi đến một mối liên kết chặt chẽ (chúng thường đặc biệt có trong Phi-líp). Một nhóm đáng chú ý của các từ ghép này là những danh từ đó mà được dịch thành tiếng anh “fellow worker (đồng nghiệp),” “fellow servant (đồng hầu việc),” “fellow disciple (đồng môn),” “fellow citizen (đồng dân tộc),” và giống như vậy.

Sự Thông Công Trong Đấng Christ

Trong những ngày còn trong xác thịt của mình, Đức Chúa Giê-su đã kêu gọi mọi người theo Ngài và trở thành một phần của sự thông công của Ngài (Ma-thi-ơ 4:18-22). Ngài kêu gọi họ đến với Ngài. Họ phải học về Ngài và gánh lấy ách của Ngài trên mình họ (Ma-thi-ơ 11:25-30). Không có bất cứ điều gì bâng quơ về lời kêu gọi đó, và mặc dù chúng ta không còn nhận biết Ngài “theo xác thịt,” thì lời kêu gọi của Ngài ngày nay cũng không phải là nói bâng quơ (2 Cô-rinh-tô 5:16-20). Đức Chúa Giê-su kêu gọi mọi người trở nên môn đồ của Ngài và học những gì Ngài dạy dỗ (Ma-thi-ơ 28:19-20). Sự khởi đầu vẫn đến từ Đức Chúa Trời, Đấng kêu gọi mọi người vào trong sự thông công của Con Ngài (1 Cô-rinh-tô 1:9; so sánh Hê-bơ-rơ 3:1).

Sự thông công này được dựa trên một lời tuyên bố. Đức Chúa Trời kêu gọi qua Tin Lành để cho một người có thể có được sự vinh hiển của Đức Chúa Giê-su (2 Tê-sa-lô-ni-ca 2:14; so sánh với 1 Tê-sa-lô-ni-ca 1:4-5). Trong bản chất của nó, lời thông điệp mà qua đó Đức Chúa Trời trong Đấng Christ kêu gọi mọi người có chính Đức Chúa Giê-su như chính nội dung của nó (1 Giăng 1:1-4). Một người không chỉ học về Đấng Christ, mà trong thông điệp còn học chính Đấng Christ (Ê-phê-sô 4:20-21). Theo cách này thì vẫn là chính Đấng Christ, Đấng kêu gọi mọi người đến với chính Ngài (Giăng 12:32).

Để hiểu về sự thông công một cách chính xác, vậy thì, một người phải bắt đầu bởi việc nhìn nó như điều gì đó được tạo dựng với Đức Chúa Trời trong Đấng Christ. Nó không phải là việc làm của chính chúng ta. Bằng việc đáp lại lời kêu gọi của Đức Chúa Trời (1 Tê-sa-lô-ni-ca 2:12), mọi người trở nên những người chia sẻ trong bản chất thánh (2 Phi-e-rơ 1:3-4). Khi mọi người nhận thông điệp của Đấng Christ và trở nên được gắn kết, thì họ nhận Đấng Christ và bắt đầu một đời sống mà trong đó họ phải trở nên giống Ngài hơn (Cô-lô-se 2:6; so sánh 2 Cô-rinh-tô 5:17; 6:14; 7:1). Giờ đây cuộc đời của họ được hợp với Đấng Christ trong Đức Chúa Trời (Phi-líp 4:7), vì ở trong Ngài họ chia sẻ một sự đổi mới của tâm trí (Rô-ma 12:2) và trải nghiệm sự bình an của Ngài trong lòng họ (Cô-lô-se 3:15). Họ đã giao phó chính họ hoàn toàn cho Chủ của họ đến nỗi mục đích của cuộc đời của họ đó là Đấng Christ được hình thành trong họ (Ga-la-ti 4:19) để cho họ không còn là người đang sống mà Đấng Christ là Đấng đang sống trong họ (Ga-la-ti 2:20).

Những người “được gọi theo ý muốn Ngài” (Rô-ma 8:28) đã được “buông tha” (Rô-ma 8:2) vào lúc khởi đầu của Đức Chúa Trời rồi (Rô-ma 8:3). Bởi việc sắp xếp tâm trí của họ “vào Thánh Linh” thì họ giờ đây có được “sự sống và bình an” (Rô-ma 8:6), được trở thành “con cái của Đức Chúa Trời,… kẻ kế tự của Đức Chúa Trời và người đồng kế tự với Đấng Christ” (Rô-ma 8:16-17). Vậy cuộc đời của họ bị chi phối bởi sự thông công của họ với Đấng Christ.

Sự Thông Công Của Các Môn Đồ

Về cơ bản, sự thông công Cơ Đốc Nhân là Đức Chúa Trời ban cho, không phải sự chọn lựa của con người. Các Cơ Đốc Nhân phải thông công với nhau bởi vì họ có sự thông công với Đức Chúa Trời trong Đấng Christ. Họ là “một” với nhau bởi vì họ là “một” với Ngài (Giăng 17:20-23). Sự thông công Cơ Đốc Nhân là một sự giao thiệp với Đức Chúa Giê-su Christ được chia sẻ bởi các Cơ Đốc Nhân khác. Sự giao thiệp này với Đấng Christ là nền tảng cho đời sống đoàn thể mà bày tỏ Ngài. Một sự thông công chung với Chúa sản sinh ra một mối thông công với những người chia sẻ nó.

Khi mọi người được kéo đến thập tự giá thì họ thấy rằng họ không một mình: họ đang đồng đi với những người khác có trải nghiệm tương tự. Sự thông công với các tín đồ khác đã được thành lập bởi Đức Chúa Trời rồi; đó là một phần của điều “được ban cho” khi tham gia vào trong sự thông công với Đấng Christ. Bổn phận của một người là phải thực hiện theo một cách thực tiễn mối thông công được Đức Chúa Trời ban cho này, để gìn giữ “sự hiệp một của Thánh Linh bằng dây hòa bình” (Ê-phê-sô 4:3). Tình anh em loài người được dựa trên việc ưa thích lẫn nhau và chọn ở cùng nhau. Các Cơ Đốc Nhân đã ở cùng nhau trong Đấng Christ rồi, vì vậy họ chọn để yêu mến nhau. Họ trở nên hiệp một cùng với nhau bởi đời sống của họ trong Chúa. Họ là một cộng đồng mà bắt đầu tồn tại và tiếp tục tồn tại bởi mối quan hệ của họ với Đấng Christ. Các mối quan hệ thông thường sẽ làm xa cách mọi người với nhau bị nhận chìm, trong việc chia sẻ mối thông công của Đấng Christ (Phi-lê-môn; Ga-la-ti 3:28; Cô-lô-se 3:11).

Vậy điều cơ bản của sự thông công trong Hội Thánh được tìm thấy trong một sự cứu rỗi chung bởi cùng Đấng Cứu Thế, và trong một lòng trung thành chung với một Chúa (Ê-phê-sô 4:4-5). Tất cả các ơn phước thuộc linh được chia sẻ cùng nhau (Rô-ma 15:27), và điều làm nên tất cả chúng là việc cùng chia sẻ của đức tin (Phi-lê-môn 6). Không có tài sản nào của Cơ Đốc Nhân quý báu hơn đức tin của họ. Một sự bày tỏ cụ thể của đức tin chung này là “tay hữu giao kết” (Ga-la-ti 2:9).

Các Cơ Đốc Nhân là những người cùng dự phần với Đức Thánh Linh (Phi-líp 2:1). Một Đức Thánh Linh làm một trong những điều cơ bản của sự hiệp một của Cơ Đốc Nhân (Ê-phê-sô 4:4). Một Đức Thánh Linh của Đức Chúa Trời đưa một người vào trong mối thông công của Hội Thánh tại phép báp-têm (1 Cô-rinh-tô 12:13), phân phát nhiều sự ban cho cho sự hầu việc của toàn bộ Hội Thánh (1 Cô-rinh-tô 12:4-7), và là nguồn của sự nuôi dưỡng và làm tươi mát linh hồn trong đời sống Cơ Đốc Nhân (1 Cô-rinh-tô 12:13).

Các nhân tố hiệp một trong sự thông công Cơ Đốc Nhân là tình yêu thương mà Đấng Christ đã bày tỏ cho chúng ta (Cô-lô-se 3:14). Khi các Cơ Đốc Nhân hiểu được bản chất của tình yêu thương đó quá đến nỗi nó thay đổi họ không chỉ như các cá nhân mà còn như một mối thông công, nó trở thành một dấu hiệu và bằng chứng của tình đồng môn của họ (Giăng 13:35; so sánh Công vụ các Sứ đồ 2:43-47). Họ có mối thông công với Đức Chúa Trời và tận hưởng sự thanh tẩy liên tục của Ngài (1 Giăng 1:5-7). Dựa trên nền tảng của Đức Chúa Trời, Đấng Christ và Đức Thánh Linh  một hội đồng loài người được thành lập (2 Cô-rinh-tô 13:14; so sánh Công vụ các Sứ đồ 2:42).

Các Hoạt Động Được Chia sẻ

Sự thông công đoàn thể này được tạo nên khi các Cơ Đốc Nhân chia sẻ cuộc sống trong Đấng Christ được mang một đặc tính được định nghĩa rõ ràng hơn bởi những biểu hiện cụ thể về  ý nghĩa cộng đồng của nó.

Trong sự thờ phượng của mình, Hội Thánh được dẫn dắt bởi Đấng Christ (Cô-lô-se 3:15-17). Vậy trong sự tham gia hay sự thông công trong lễ Tiệc Thánh, Hội Thánh tham dự trong Đấng Christ, và sự tham gia này đổi lại được kết quả trong một sự hiệp thông của các tín đồ (1 Cô-rinh-tô 10:16-17).

Khi Hội Thánh công bố về Đấng Christ, các thành viên của hội chia sẻ Tin Lành khi họ hổ trợ việc rao giảng (Phi-líp 1:3-8). Sự thông công này được thực hiện không chỉ trong việc hổ trợ những người rao giảng, mà còn trong một ý muốn chấp nhận nó như một sự dâng hiến cho Đức Chúa Trời (Phi-líp 4:14-19). Sự thông công có thể liên quan đến các mối quan tâm thực tiễn của việc rao giảng, như là những sự sắp xếp tài chính và sự ưng thuận trong vòng các Cơ Đốc Nhân về các phạm vi đặc biệt của trách nhiệm (Ga-la-ti 2:9-10), nhưng nó không bao giờ chỉ là một vấn đề thực tế. Các Cơ Đốc Nhân tìm cách để có sự thông công này vì cớ Đức Chúa Trời và để là những người chia sẻ cùng nhau trong lẽ thật (3 Giăng 6-8). Khi họ rao giảng thì họ làm như vậy không phải chỉ như những đối tác với nhau hay như những người truyền thông điệp của Hội Thánh, mà họ làm vậy còn bởi vì vinh hiển của Đấng Christ (2 Cô-rinh-tô 8:23; so sánh Cô-lô-se 1:27-28).

Sự thông công cũng được bày tỏ qua cách sử dụng các tài sản của Cơ Đốc Nhân. Thái độ được bày tỏ bởi tác giả của Hê-bơ-rơ 13:16 là một cơ sở cho toàn bộ Tân Ước: “Chớ quên việc lành và lòng bố thí, vì sự tế lễ dường ấy đẹp lòng Đức Chúa Trời.” Vậy các nhu cầu của các thánh đồ cung cấp một cơ hội để có mối thông công với họ (Rô-ma 12:13; 2 Cô-rinh-tô 8:4). Nó không chỉ là một cơ hội để làm giảm bớt sự khó nhọc, mà còn trở thành một dịp mà bởi đó Đức Chúa Trời có thể được làm vinh hiển (2 Cô-rinh-tô 9:13). Để việc đáp ứng thực tế này của các nhu cầu trên thành sự thông công thực sự, thì nó không chỉ phải được ban cho theo một cách đúng, nhưng nó cũng phải được nhận như một việc làm của sự thông công (Rô-ma 15:26, 30-31). Nghĩa gốc cho cả hai từ “đóng góp” và “tham gia” trong các đoạn trích này là sự thông công.

Sự Từ Chối Thông Công

Đó là một đặc tính của sự thông công thực sự mà nó muốn để bám chặt lấy những người nam và nữ chia sẻ trong Đấng Christ. Sự thông công là một phần tự nhiên của đời sống Cơ Đốc Nhân mà chúng ta phải tìm kiếm. Nhiều đoạn trích nói về bản chất quý báu này của sự thông công Cơ Đốc Nhân (1 Tê-sa-lô-ni-ca 2:8-11, 20; 3 Giăng 3, 4; Phi-líp 4:1-3; Công vụ các Sứ đồ 20:36-38).

Hoàn toàn đúng bởi vì sự chia sẻ này trong Đấng Christ là rất quan trọng, nó là điều gì đó để được trân trọng và giữ tinh sạch. Nó có giá trị chỉ khi nó miêu tả một con đường tốt hơn, một đời sống cao hơn. Để tiếp tục trong sự thông công với Cha, Đấng gọi chúng ta vào trong Hội Thánh, chúng ta phải tiếp tục vâng phục các mạng lệnh của Ngài (1 Giăng 2:3-6) và phải giữ những gì mà chúng ta đã nghe từ ban đầu (1 Giăng 2:24-25; Hê-bơ-rơ 3:14). Bởi vì Đức Chúa Trời thành lập sự thông công trong Đấng Christ, trừ khi các mối quan tâm của chúng ta phù hợp với các việc làm của Ngài liên quan đến sự thông công thì chúng ta không mang gì vào trong sự thông công mà chỉ một dạng cụ thể của “sự thống nhất.”

Các Cơ Đốc Nhân không dự phần vào tội lỗi của những người khác (1 Ti-mô-thê 5:22). Bằng việc chấp nhận vào trong sự thông công với một người không có Đức Chúa Trời trong đời sống của mình, thì Hội Thánh sẽ có phần trong việc làm hung ác của người đó (2 Giăng 9-11). Trong mong muốn của Hội Thánh để chia sẻ Tiệc Thánh với Đấng Christ với những người khác, Hội Thánh biết được rằng mình không thể chia sẻ trong các công việc không kết trái của bóng tối, nhưng mình phải phơi bày nó (Ê-phê-sô 5:11). Vì lý do đó, Hội Thánh đang đề phòng điều tội lỗi và bóng tối, từ chối trở thành giống như họ bởi việc có sự thông công với họ (2 Cô-rinh-tô 6:14). Hội Thánh ban đầu đã sử dụng “các thư tín giới thiệu” để tự bảo vệ họ về mặt này (Công vụ các Sứ đồ 18:27; 2 Cô-rinh-tô 3:1-2).

Việc Rút Phép Thông Công

Bởi vì sự thông công của Hội Thánh là một bản biểu thị đặc tính của mình, Hội Thánh cũng phải được chú ý đến việc rút khỏi các yếu tố xa lạ với mình. Vậy một mục đích của việc rút phép thông công là để gìn giữ sự nhận dạng của Hội Thánh (1 Cô-rinh-tô 5:6-8, 12-13). Như một nhóm hội của các tín đồ, Hội Thánh phải hoàn toàn là của Chúa đến nỗi trong sự thông công của mình thì Hội Thánh làm chứng về Ngài. Khi sự bày tỏ của Đấng Christ bởi Hội Thánh bị gây hại bởi ai đó, thì Hội Thánh phải rút khỏi người đó. Một người như vậy là người từ chối giao phó chính mình cho đời sống của Đấng Christ, cho dù là trong đời sống đạo đức của mình (1 Cô-rinh-tô 5), hay bằng việc chối bỏ các sự dạy dỗ của Đấng Christ (Rô-ma 16:17-18; so sánh 2 Tê-sa-lô-ni-ca 3:6-15), hay bởi sự kiểm soát chung của người đó trong thân thể của Đấng Christ (Tít 3:10-11; 2 Tê-sa-lô-ni-ca 3:11-12).

Nhưng việc rút phép chỉ có thể có ý nghĩa thực sự nếu sự thông công của Hội Thánh là thực. Nếu sự thông công của Hội Thánh cho đến nay không có các phẩm chất để gìn giữ, thì việc “rút phép thông công” là vô nghĩa, vì thực ra không có bất cứ điều gì về bản chất mà có thể bị rút ra. Sự thông công của Hội Thánh phải là một thực tế mà có thể được trải nghiệm và nhìn thấy bởi các Cơ Đốc Nhân và thế gian. Việc rút phép ngụ ý một sự tự ý thức lớn bởi Hội Thánh của tầm quan trọng của chính Hội Thánh với cả sự tôn trọng cho mối quan hệ đoàn thể của mình với Chúa và với sự tôn trọng cho mối quan hệ của Hội Thánh với cá nhân các Cơ Đốc Nhân. Mục đích thứ hai cho việc rút phép thông công là để kỷ luật người bị rút khỏi (1 Cô-rinh-tô 5:5; 2 Tê-sa-lô-ni-ca 3:14). Được dựng nên bởi các anh chị em được liên kết lại, Hội Thánh có thể hình phạt, và cũng có thể tha thứ và an ủi (2 Tê-sa-lô-ni-ca 3:15; 2 Cô-rinh-tô 2:6-7). Nếu việc tự ý thức mà khiến cho việc kỷ luật này khả thi không phải trở thành tính kiêu ngạo, thì Hội Thánh phải tìm cách để phát triển cách đúng đắn của sự thông công, và phải xem sự rút phép theo viễn cảnh này.

Việc rút phép phải thực hiện thêm với sự nhận biết kính sợ và khiêm nhường vì sự thông công liên quan được tạo nên bởi Đấng Christ, nó cũng chỉ có thể được giải quyết bởi Ngài. Ngài không chỉ truyền lệnh trong việc rút phép được thực hiện và giải thích nó phải được làm như thế nào (Ma-thi-ơ 18:15-19), mà chính Ngài còn hiện hữu để cho nó mượn thẩm quyền của Ngài khi nó đang bị ảnh hưởng (Ma-thi-ơ 18:20; 1 Cô-rinh-tô 5:4; 2 Tê-sa-lô-ni-ca 3:6, 12). Hội Thánh đang hoạt động cho Đấng Christ theo nổ lực này. Như Đức Chúa Trời qua Đấng Christ kêu gọi chúng ta đến sự thông công này, thì Ngài cũng tiếp tục quyết định đặc tính của nó.

Việc rút phép thông công bao gồm việc từ chối dự Tiệc Thánh (bài 9). Do đó, việc rút phép thông công sau được gọi là sự rút khỏi Tiệc Thánh (sự ngăn chặn khỏi lễ Tiệc Thánh). Hội Thánh không có quyền kỷ luật cao hơn hoặc quyền nào khác của việc thực hiện bảo vệ  ranh giới thành viên của mình. Nó làm như vậy trong tinh thần của việc thực hiện những gì mà Đức Chúa Trời thương xót nhưng thánh khiết sẽ làm.

Các Câu Hỏi Ôn Tập

  1. Ý nghĩa của từ gốc được dịch là sự thông công là gì?
  2. Tham khảo một sách chỉ dẫn hay từ điển Kinh Thánh về một vài cách sử dụng của sự thông công trong Tân Ước.
  3. Sự thông công này trong Đấng Christ được căn cứ như thế nào trên một lời tuyên bố?
  4. Cách sử dụng tôn giáo của Tân Ước khác với các ý tưởng thế tục về sự thông công như thế nào? Nền tảng tín lý của sự thông công là gì?
  5. Nêu tên một vài điều được chia sẻ chung bởi các Cơ Đốc Nhân? Bạn có thể mở rộng danh sách được cho trong bài học không?
  6. Việc đóng góp tiền và tài sản là một sự bày tỏ của sự thông công như thế nào?
  7. Khi nào Hội Thánh nên từ chối chấp nhận một người vào trong sự thông công của nó?
  8. Những người nào là đối tượng của việc rút phép thông công trong Tân Ước?
  9. Các mục đích của việc rút phép thông công là gì?
  10. Liên kết chủ đề của bài học này với các đề tài khác trong chuỗi bài học này.

Leave a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Scroll to Top