BÀI 11: CHỨC VỤ TRONG HỘI THÁNH
“Ràng buộc vững bền bởi những cái lắt léo, khiến các phần giao thông với nhau”
(Ê-phê-sô 4:16)
Chức Vụ của Đấng Christ
Sự hầu việc thiết yếu trong Hội Thánh là sự hầu việc của Đức Chúa Giê-su. Ngài được gọi là một “chấp sự,” tôi tớ hay người hầu việc (Rô-ma 15:8). Ngài đến để hầu việc, hay người hầu việc, và Ngài đã bày ra chức vụ đó như một kiểu mẫu cho sự hầu việc của những người theo Ngài (Ma-thi-ơ 20:25-28). Công việc cốt yếu thực sự mà Ngài thực hiện là dâng “mạng sống Ngài như một giá chuộc cho nhiều người.” chức vụ chuộc tội và hòa giải của thầy tế lễ này được thực hiện một lần đủ cả (Hê-bơ-rơ 8:1-6; 9:11-14; 10:12-22; 1 Ti-mô-thê 2:5-6). Ngài vẫn hằng dâng của lễ đời đời và tiếp tục cầu thay cho các anh em mình, vì vậy không có điều khoản nào cho một người kế vị chức vụ tế lễ của Đức Chúa Giê-su và không cần cho bất kỳ chức năng nào để tiếp tục công việc thầy tế lễ và hy sinh của Ngài.
Đức Chúa Giê-su Christ là sự ban cho tuyệt vời nhất của Đức Chúa Trời cho dân sự của Ngài. Trong vòng các sự ban cho của Đức Chúa Trời cho Hội Thánh là các sự ban cho của chức vụ hoặc sự phục vụ. Đặc biệt, các sự ban cho này được ban cho bởi Đấng Christ đã sống lại (Ê-phê-sô 4:7-11). Khi sứ vụ cá nhân của Đấng Christ trên đất được hoàn thành, Ngài giao phó các khía cạnh liên tục trong công việc của Ngài vào tay các môn đồ của Ngài. Các sách Tin Lành ghi chép về việc Đức Chúa Giê-su đã sống lại thể nào, trước khi thăng thiên ngự bên hữu Đức Chúa Cha, Ngài đã ra lệnh cho các sứ đồ rao giảng Tin Lành cho toàn thế gian (Ma-thi-ơ 28:18-20; Lu-ca 24:46-48). Như để trang bị cho nhiệm vụ này Ngài đã hứa về sự chỉ dẫn của Đức Thánh Linh (Lu-ca 24:49; Công vụ các Sứ đồ 1:8; Giăng 20:22-23). Đức Thánh Linh phải là “Đấng yên ủi khác,” “bản thể khác” của Đức Chúa Giê-su, trao quyền cho việc tiếp tục chức vụ của Đức Chúa Giê-su trong thế gian (Giăng 14:16-17; 14:26). Những người hầu việc khác của Hội Thánh được bổ nhiệm khi Hội Thánh phát triển. Họ tiếp tục các khía cạnh của chức vụ hầu việc của Đức Chúa Giê-su trong Hội Thánh.
Cần có những người hầu việc để truyền đạt các lợi ích của chức vụ thầy tế lễ này đến mọi người và để tiếp tục các khía cạnh khác trong chức vụ trên đất của Đức Chúa Giê-su. Ngài là Sứ Đồ thật (Hê-bơ-rơ 3:1), Tiên Tri (Công vụ các Sứ đồ 3:22-23), Thầy dạy đạo (Giăng 1:38; 3:2; 13:13), Nhà Truyền Giáo (Lu-ca 4:18), Mục Sư Hay Giám Mục (1 Phi-e-rơ 2:25), và Chấp Sự (Rô-ma 15:8). Tất cả chức vụ đều bắt nguồn từ Đấng Christ. Vì vậy mỗi chức vụ được đặt tên này tham gia vào sự hầu việc của Đấng Christ và nhận được chức năng của mình từ Đấng Christ. Theo một cách cục bộ, thì mỗi chức năng tiếp tục một vài khía cạnh của toàn bộ sự hầu việc của Đức Chúa Trời mà xuất phát từ Đấng Christ đến Hội Thánh. Mỗi chức năng tìm thấy kiểu mẫu hoàn hảo cho chức vụ của mình trong chính Đức Chúa Giê-su. Chỉ trong Đấng Christ thì chúng ta mới học được sự hầu việc thực sự là gì.
Sự Hầu Việc Của Các Tín Đồ
Đấng Christ thiết lập tiêu chuẩn cho việc thực hành chức vụ trong Hội Thánh. Và Ngài nói rõ ràng trong sự dạy dỗ của mình về con đường đến sự vĩ đại trong Hội Thánh (Ma-thi-ơ 20:20-28 và xem bên dưới về sự lãnh đạo của sự hầu việc). Thẩm quyền (như được thi hành trong chính quyền, hay quân đội, hay trong kinh doanh, v.v.) không thuộc về những nhà lãnh đạo loài người của Hội Thánh. Những từ trong tiếng Hy Lạp cho thẩm quyền thuộc chính quyền vắng mặt một cách đáng chú ý trong những thảo luận Tân Ước về sự hầu việc. “Các chức vụ” trong Hội Thánh không ban cho thẩm quyền; chúng là các chức vụ hay những sự phục vụ để được thực hiện (xem thêm trong bài học tiếp theo). Chúng là một “công việc ” (1 Ti-mô-thê 3:1; 2 Ti-mô-thê 4:5).
Đó là phù hợp để các từ “chấp sự” (diakonos, tôi tớ) và “chức vụ” (diakonia, phục vụ) nên được sử dụng bởi mọi người trong Tân Ước: Đấng Christ (Rô-ma 15:8), các sứ đồ (Ma-thi-ơ 20:26-28), các nhà truyền giáo (1 Ti-mô-thê 4:6), các Cơ Đốc Nhân (Giăng 12:26), các quan tòa dân sự (Rô-ma 13:4), những người hầu bàn (Giăng 2:5, 9), và một chức vụ trong Hội Thánh (Phi-líp 1:1). Đó là quan trọng để thuật ngữ về các chức vụ trong Hội Thánh nhất thiết liên quan đến một vài tiêu chuẩn của chức lãnh đạo có từ ban đầu là một từ mà biểu thị không phải sự ưu việt hơn hay quyền lực mà đơn giản là sự hầu việc khiêm nhường và là từ tương tự được sử dụng cho sự hầu việc của Đấng Christ với dân sự và về sự hầu việc được sở hữu bởi mỗi Cơ Đốc Nhân với Đức Chúa Trời, với Đấng Christ, và với anh em mình (bài 10).
Các Sự Ban Cho Của Ân Điển
Đấng Christ không chỉ là nguồn gốc và tiêu chuẩn cho sự hầu việc trong Hội Thánh, nhưng Ngài còn ban các sự ban cho giúp sự hầu việc này có thể làm được. Trước khi có sự hầu việc, thì có những sự ban cho, hay các tiêu chuẩn, mà Chúa trên trời đã ban cho tất cả các tín đồ (1 Cô-rinh-tô 12:4-7, 28-31; Rô-ma 12:3-8; Ê-phê-sô 4:7-8; 11-16; 1 Phi-e-rơ 4:10-11). Một chú ý từ các đoạn trích này là các chức vụ hay chức năng tương xứng với các tài năng hay khả năng của các cá nhân. Tuy nhiên, những gì chúng ta có thể lưu tâm đến như các khả năng tự nhiên (lưu ý danh sách trong Rô-ma 12:7-8), không ít các năng lực siêu nhiên của Đức Thánh Linh, được xem như các sự ban cho ân điển được Chúa ban cho Hội Thánh. Thực vậy các sự ban cho lớn nhất của Đức Thánh Linh mở ra cho tất cả (1 Cô-rinh-tô 12:31-13:13; Ga-la-ti 5:22-23). Bất cứ điều gì mà một người có được thì không có lý do gì cho sự kiêu ngạo và không có cơ sở cho sự tự cao. “Ngươi há có điều chi mà chẳng đã nhận lãnh sao? Nếu người đã nhận lãnh, thì sao còn khoe mình như chẳng từng nhận lãnh?” (1 Cô-rinh-tô 4:7). Sự khác nhau lớn của các sự ban cho được xem xét trong các đoạn trích này được tóm lại bởi Phi-e-rơ thành hai tiêu đề – bất cứ ai nói và bất cứ ai làm sự hầu việc (1 Phi-e-rơ 4:11). Có chức vụ giảng dạy và có chức vụ giúp đỡ, có chức vụ giảng lời và chức vụ của bàn tiệc (Công vụ các Sứ đồ 6:2-4), sự hầu việc của sự dạy dỗ và sự hầu việc của sự cứu trợ. Mỗi chức năng là một sự ban cho của ân điển.
Sử Dụng Các Sự Ban Cho
Đức Chúa Trời ban cho năng lực, và cùng với nó Ngài ban cho cơ hội và trách nhiệm để sử dụng các sự ban cho. Việc thi hành này phải vì “ích lợi chung” (1 Cô-rinh-tô 12:7), “cho lẫn nhau” (1 Phi-e-rơ 4:10). Các sự ban cho không phải để hưởng thụ ích kỷ nhưng cho sự gây dựng của toàn bộ nhóm hội. Mọi người phải là “quản lý trung tín giữ các thứ ơn của Đức Chúa Trời” (1 Phi-e-rơ 4:10). Dù các sự ban cho là gì đi nữa, thì chúng cũng phải được sử dụng (Rô-ma 12:6).
Mỗi Cơ Đốc Nhân có một vài “sự ban cho.” Tất cả trong Hội Thánh đều có Đức Thánh Linh (Công vụ các Sứ đồ 2:38; 5:32; 1 Cô-rinh-tô 6:19; Ê-phê-sô 2:21). Vì vậy theo cách thuộc linh thì tất cả đều bằng nhau và có cùng địa vị. Nhưng sự bằng nhau này còn tính đến tính đa dạng của “những sự ban cho.” Sự khác nhau phù hợp với các ý định và các nhu cầu của tất cả mọi người. Không ai có thể cảm thấy rằng mình vô dụng hay không được cần đến. Tuy nhiên người đó có thể nghĩ sự ban cho của mình là tầm thường, nó được ban cho bởi Đức Chúa Trời và có một vị trí trong việc gây dựng thân thể và thực hiện các hoạt động của nó (1 Cô-rinh-tô 12:14-26). Mỗi người có thể phát triển điều mà mình làm tốt nhất, và tất cả đều góp phần của họ cho sự hiệp một và sự hoàn hảo của tập thể (Ê-phê-sô 4:12-16). Đây là một sự hầu việc, tiếp nối công việc của Đức Chúa Giê-su và được soi dẫn bởi các sự ban cho mà Ngài làm qua Đức Thánh Linh của Ngài.
Chức Vụ Lãnh Đạo
Vậy chức lãnh đạo được dựa trên những sự hầu việc đã được nêu ra. Lưu ý các đoạn trích sau: “Nhà ấy hết lòng hầu việc các thánh đồ. Vậy hãy kính phục những người thể ấy” (1 Cô-rinh-tô 16:15-16); “Hãy lấy lòng rất yêu thương đối với họ vì cớ công việc họ làm” (1 Tê-sa-lô-ni-ca 5:13); “Hãy vâng lời kẻ dẫn dắt anh em và chịu phục những kẻ ấy – bởi các người ấy tỉnh thức về linh hồn các anh em” (Hê-bơ-rơ 13:17). Sự vâng phục được bày tỏ ra không phải bởi vì một vài chức vụ gây ảnh hưởng nhưng bởi vì sự hầu việc đã được thực hiện. Những người như vậy đã làm khó nhọc cho Chúa thì tự nhiên trở thành những người lãnh đạo, và một người vui vẻ đi theo những người thể hiện được năng lực của họ, mối quan tâm của họ, hay sự hầu việc của họ. Đức Chúa Giê-su, Con của Đức Chúa Trời, là một tấm gương trong việc không kiêu ngạo thẩm quyền với chính mình.
Vì vậy, chúng ta nhìn thấy rằng trong Kinh Thánh các ý tưởng về sự ban cho (tiêu chuẩn), sự hầu việc, hay chức lãnh đạo liên quan với nhau. Từ các nguyên tắc này thì các chức vụ đặc biệt xuất hiện. Các chức vụ được dựa trên những sự ban cho được sở hữu và loại hầu việc được thực hiện. Có một sự thừa nhận theo hình thức về chức lãnh đạo được thực hiện và đạt được.
Các Sứ Đồ Và Các Tiên Tri
Giờ Chúng ta có thể minh họa các nguyên tắc này với một vài từ về một số các chức vụ đặc biệt trong thời Tân Ước. Sau đó, trong bài học tiếp theo, chúng ta sẽ chuyển sang những chức năng thuộc những công việc liên tục của Hội Thánh.
Trước tiên Đấng Christ chọn các sứ đồ để chia sẻ chức vụ của Ngài (Mác 3:14-15; Lu-ca 9:1-2; Ma-thi-ơ 28:16-20; Giăng 20:21). Từ sứ đồ có nghĩa là “người được sai đi,” đặc biệt người được sai đi với thẩm quyền như người đại diện cho người khác. Chúa Giê-su Christ là Sứ Đồ của Đức Chúa Trời, Đấng được sai bởi Đức Chúa Trời (Hê-bơ-rơ 3:1; Giăng 13:20). Mười hai sứ đồ là sứ đồ của Đức Chúa Giê-su, những người được sai đi bởi Ngài. “Sứ đồ” cũng được dùng cho những sứ giả của Hội Thánh (2 Cô-rinh-tô 8:23) và của những người hầu việc (Công vụ các Sứ đồ 14:4; 1 Cô-rinh-tô 9:5-6; Rô-ma 16:7). Bối cảnh của cách sử dụng theo Tân Ước hầu như chắc chắn được tìm thấy trong cơ quan luật pháp của dân Do Thái mà bởi đó một người có thể lập một “sứ đồ” như một người sai chính mình và có quyền lực đầy đủ của người ủy quyền. “Một người của shaliach (sứ đồ) giống với chính mình,” Mishnah nói.
Mười hai sứ đồ là những nhân chứng duy nhất về cuộc đời và sự sống lại của Đấng Christ (Công vụ các Sứ đồ 1:16-22). Các tiêu chuẩn của họ cho họ một chức vụ không thể lặp lại trong Hội Thánh. Đức Chúa Giê-su đặc biệt ban cho họ Đức Thánh Linh vì công việc của họ. Vậy có một sự thay đổi đáng lưu ý trong thân phận của họ sau sự sống lại. Họ hầu như thường được gọi là “các môn đồ” trong suốt sự hầu việc cá nhân của Đức Chúa Giê-su; thuật ngữ “sứ đồ” xuất hiện chủ yếu khi ám chỉ đến “mạng lệnh được giới hạn” mà Đức Chúa Giê-su đã truyền lệnh cho họ để mở rộng sự hầu việc của Ngài cho nhà Y-sơ-ra-ên (Ma-thi-ơ 10:1-23 và các đoạn song song). Sau sự sống lại, họ xuất hiện như các sứ đồ với sự hạn chế bị bỏ đi. Sau đó họ làm việc toàn thẩm quyền cho Đức Chúa Giê-su. Để chối bỏ thẩm quyền sứ đồ là để chối bỏ sự sống lại và để chối bỏ mạng lệnh của Chúa, Đấng đã sai họ (xem Lu-ca 10:16). Hội Thánh dựa vào chức sứ đồ (Ê-phê-sô 2:20; Khải huyền 21:14), mà đã đòi hỏi bằng chứng về sự sống lại (Công vụ các Sứ đồ 1:21-22). Như những nhân chứng về sự sống lại của Đấng Christ (xem bài 2 cho sự sống lại yếu tố cấu thành của Hội Thánh), mười hai sứ đồ đã trở thành nền tảng của Hội Thánh. Không chỉ kêu gọi sự tồn tại của Hội Thánh bằng cách rao giảng lời Chúa, mà còn đưa ra những chỉ dẫn có thẩm quyền cho những người mới cải đạo và sắp đặt trật tự các Hội Thánh (Công vụ các Sứ đồ 6:1-6; 14:23).
Hội Thánh Tân Ước cũng biết các đấng tiên tri (Ê-phê-sô 2:20; 3:5) và những người được soi dẫn khác (1 Cô-rinh-tô 12:28). Việc thực hiện các sự ban cho của họ nói lên sự gây dựng và khích lệ Hội Thánh (1 Cô-rinh-tô 4:3). Chúng là các chức năng tạm thời: đó là sự nhận biết của Hội Thánh sau thời Tân Ước; điều đó hàm ẩn trong những điều khoản được làm bởi các sứ đồ trong các sách Tân Ước sau này cho việc thiết lập chức vụ ổn định của những người nam có những phẩm chất tự nhiên và điều đó thuộc về bản chất của trường hợp, vì sau khi sự bày tỏ được ban cho và Hội Thánh được thiết lập, sự chỉ dẫn đặc biệt của những người được soi dẫn không được cần đến nữa.
Các sứ đồ và những người được soi dẫn khác, làm việc vì cớ Đấng Christ, đã thiết lập trong các Hội Thánh các trưởng lão, và các chấp sự, và những nhà truyền giáo và các giáo sư đã được chỉ dẫn để tiếp tục công việc trồng và gây dựng các Hội Thánh.
Các Câu Hỏi Ôn Tập
- Chức vụ cốt yếu duy nhất trong Hội Thánh là của ai? Theo cách nào?
- Làm thế nào tất cả chức vụ trong Hội Thánh bắt nguồn từ Đức Chúa Giê-su?
- Các ngụ ý gì có thể được nhìn thấy trong thực tế rằng các thuật ngữ cho mỗi chức vụ trong Hội Thánh đều được áp dụng cho Đức Chúa Giê-su?
- Con đường đến sự vĩ đại trong nước Đức Chúa Trời là gì? Điều này trái ngược với các tiêu chuẩn của con người như thế nào?
- Từ “chấp sự” (người hầu việc) đã được sử dụng cho những người khác nhau nào?
- Tóm tắt sự dạy dỗ của 1 Cô-rinh-tô 12:4-7, 28-31; Rô-ma 12:3-8; Ê-phê-sô 4:7-16; 1 Phi-e-rơ 4:10-11 về sự hầu việc. Mối quan hệ giữa sự ban cho và sự hầu việc là gì?
- Cơ Đốc Nhân có chỗ nào để tự hào về thành tích và các tài năng của mình không? Các sự ban cho của Cơ Đốc Nhân phải được thực hiện như thế nào?
- Chức lãnh đạo trong Hội Thánh được dựa trên điều gì?
- Thảo luận về ý nghĩa và cách sử dụng Tân Ước của từ “sứ đồ”.
- Vị trí cố định của các sứ đồ trong Hội Thánh là gì?