HỘI THÁNH THEO TÂN ƯỚC

BÀI 6: ĐỜI SỐNG TRONG HỘI THÁNH

Đức Chúa Trời “đã chọn chúng ta trong Đấng Christ đặng làm nên thánh…” (Ê-phê-sô 1:4)

Phép Báp-Têm Và Đời Sống Cơ Đốc Nhân

Nhiều đoạn trích liên quan đến phép báp-têm được thảo luận trong bài học trước diễn ra trong các mạch văn của sự chỉ dẫn đạo đức cho các Cơ Đốc Nhân (Rô-ma 6:1-11; 1 Cô-rinh-tô 12:13; Ê-phê-sô 5:26-27; Cô-lô-se 2:12-13). Các thư tín Tân Ước đã dạy các Cơ Đốc Nhân ý nghĩa và các cách áp dụng của phép báp-têm mà bởi chúng họ trước đây đã được sát nhập vào trong dân sự của Đấng Christ (Công vụ các Sứ đồ 2:38; 18:8). Phép báp-têm có một ý nghĩa rõ ràng cho các Cơ Đốc Nhân bởi vì phép báp-têm đặt tiêu chuẩn cho đời sống Cơ Đốc Nhân. Phép báp-têm tượng trưng cho các nguyên tắc cai trị phẩm chất đạo đức Cơ Đốc Nhân – chết về tội lỗi (Rô-ma 6:2-3), sự ban cho Đức Thánh Linh (1 Cô-rinh-tô 6:11), đời sống mới trong Đấng Christ (Tít 3:4; 2 Cô-rinh-tô 5:17). Trở thành một Cơ Đốc Nhân quyết định nó có nghĩa là gì để là một Cơ Đốc Nhân.

Các Cơ Đốc Nhân cư xử “với nhau cùng đối với mọi người” (1 Tê-sa-lô-ni-ca 3:12) theo một cách nào đó bởi vì họ được liên kết với Đấng Christ theo một cách đặc biệt: họ ở trong Đấng Christ (Ga-la-ti 3:27) và Đấng Christ ở trong vòng họ (Cô-lô-se 1:27). Vì vậy, nhiệm vụ của Cơ Đốc Nhân là phải trở nên như người ở trong Đấng Christ (xem bài 3). Đây là bản chất của đời sống Cơ Đốc Nhân: để sống cho những gì đã được ban cho trong phép báp-têm của mình.

Một học giả đã giả thiết rằng Philíp 2:5 đã nêu ra, “Sống cho phù hợp với chổ đứng của mình trong Hội Thánh của Đấng Christ.” Hội Thánh là khu vực mà đời sống mới trong Đấng Christ được sống trong đó. Hội Thánh cung cấp khung sườn cho hoạt động đạo đức của Cơ Đốc Nhân. Hội Thánh là một phần của kế hoạch cứu chuộc của Đức Chúa Trời, không chỉ như phương tiện để truyền đạt Tin Lành cứu rỗi, mà còn như là nơi để cuộc đời đã được cứu chuộc được sống động (Ê-phê-sô 4:1-6, 11-32).

Nhiều bài giảng đã được rao giảng về việc “làm thế nào để nhận diện Hội Thánh của Chúa.” Một điểm quan trọng trong các bài giảng như vậy sẽ là cách sống của các thành viên. Có các phẩm chất khác biệt cho đời sống Cơ Đốc Nhân. Đời sống đó được quyết định bởi một mối quan hệ đặc biệt với Đức Chúa Trời được thiết lập trong Đấng Christ.

Sự Nhận Biết Đức Chúa Trời

Ý tưởng về “sự nhận biết Đức Chúa Trời” xuất hiện thường xuyên trong các thảo luận về các vấn đề đạo đức trong Tân Ước. Đạo đức Cơ Đốc Nhân được đặt nền trong Đức Chúa Trời là ai và là gì.

Các sự liên kết tương tự diễn ra lại trong vài đoạn trích về vấn đề đạo đức: 1 Phi-e-rơ 1:13-22; Ê-phê-sô 4:17-24; 1 Tê-sa-lô-ni-ca 4:1-12. Chúng ta chọn ra một số cho sự đề cập đặc biệt. Các chủ đề này đã là phổ biến trong các tác phẩm Do Thái nghịch cùng các dân ngoại, và được tiếp tục trong Tân Ước. Chúng có thể được tóm tắt như sau: một quan điểm sai về Đức Chúa Trời dẫn đến một sự thờ phượng sai lầm, và điều này tiếp tục dẫn đến một nhân phẩm sai lệch.

Trong Cựu Ước, đó là giới dân ngoại mà đã không biết Đức Chúa Trời (Giê-rê-mi 10:25). Khi dân Y-sơ-ra-ên, một sự nhận biết về Đức Chúa Trời đã được giao phó cho họ, đã không vâng phục, thì điều này cũng được miêu tả như không biết Đức Chúa Trời (Ê-sai 1:3; Giê-rê-mi 8:7). Những sự hiện thần (sự hiện hình của Đức Chúa Trời) khiến cho mọi người nhận biết về sự thần thánh của Đức Chúa Trời và trong sự tương phản với đời sống con người đầy tội lỗi. Một trong những sự nhận biết rõ ràng nhất và tốt nhất là sự trải nghiệm của Ê-sai trong Ê-sai 6:1-13. Trong hệ thống tôn giáo hiện tại mọi người biết đến Đức Chúa Trời qua Đấng Christ (2 Cô-rinh-tô 4:4-6; Ê-phê-sô 4:20-24), và sự nhận biết này đầy đủ hơn.

Sự không biết Đức Chúa Trời đã hình thành nên sự dâm dục (1 Phi-e-rơ 1:14; 1 Tê-sa-lô-ni-ca 4:5; Ê-phê-sô 4:17-19). Lưu ý đặc biệt đến Rô-ma 1:18-32 nơi mà các tội lỗi của giới dân ngoại được quy cho một sự chối bỏ đầy tội lỗi để chấp nhận sự nhận biết về Đức Chúa Trời là hiện hữu cho loài người. Sự dâm dục và sự thờ thần tượng được liên kết chặt chẽ trong các đoạn trích này, như chúng thường như vậy ở trong Kinh Thánh. Quan điểm của một người về Đức Chúa Trời quyết định các phẩm chất đạo đức của người đó. Vì vậy, được liên kết với sự không biết về Đức Chúa Trời là lời báo trước về những điều “phù phiếm” hay “vô ích” của giới dân ngoại (1 Phi-e-rơ 1:18; Ê-phê-sô 4:17).

Về mặt tích cực, để nhận biết Đức Chúa Trời là phải học về ý muốn của Ngài. Và để học ý muốn của Đức Chúa Trời thì có tầm ảnh hưởng về nhân cách và đạo đức (1 Tê-sa-lô-ni-ca 4:9). Các đoạn trích chỉ đến “ý muốn của Đức Chúa Trời” trong Tân Ước thường ở trong các bối cảnh mà các ngụ ý về đạo đức nằm ở hàng đầu (Rô-ma 2:18; 12:2; Ê-phê-sô 5:16; 6:6; 1 Tê-sa-lô-ni-ca 4:3; Hê-bơ-rơ 13:21; 1 Phi-e-rơ 2:15; 4:2). Điều này bây giờ sẽ được bày tỏ qua Đấng Christ và những người phát ngôn cho Ngài (Ê-phê-sô 4:20-21; 1 Tê-sa-lô-ni-ca 4:1-2).

Sự nhận biết về Đức Chúa Trời giờ đây trở thành tiêu chuẩn của phẩm chất đạo đức bởi vì bản chất của Đức Chúa Trời. Một từ mà xuất hiện ở hàng đầu trong các thảo luận như vậy là “thánh.” Đức Chúa Trời là một Đức Chúa Trời thánh (“Đấng Thánh của dân Y-sơ-ra-ên” là một mệnh danh phổ biến của Đức Chúa Trời trong dân Y-sơ-ra-ên), và vì vậy dân sự của Ngài phải nên thánh. Một nơi tốt để bắt đầu là câu nguyên văn của Lê-vi ký, “Hãy nên thánh, vì ta, Giê-hô-va Đức Chúa Trời các ngươi, vốn là thánh” (Lê-vi ký 19:2), mà mở đầu các chỉ dẫn về đạo đức khác nhau. Phẩm chất của con người đã phải được quyết định bởi bản chất của Đức Chúa Trời của họ. Sự nên thánh này tìm thấy sự bày tỏ trong các cách cư xử đạo đức cá nhân và xã hội. Bối cảnh của Lê-vi ký 19 được chứng minh trong vài đoạn trích trong Tân Ước, và chính câu 19:2 được trích dẫn trong các chỉ dẫn đạo đức của Phi-e-rơ với những người cải đạo dân ngoại (1 Phi-e-rơ 1:16).

Tôi tớ của Đức Chúa Trời xưng nhận sự thần thánh của Đức Chúa Trời; rằng sự nên thánh kiểm soát đời sống của mình. Sự kiểm soát này không được thực hiện theo cách giả tạo nào đó, nhưng bởi vì khao khát để làm Ngài hài lòng (1 Tê-sa-lô-ni-ca 4:1) và bởi vì mối quan hệ mới đã được lập (Ê-phê-sô 5:3). Vì vậy đạo đức Cơ Đốc Nhân là câu trả lời cho những người được cứu chuộc bởi Đấng Christ (1 Phi-e-rơ 1:16-18; Ê-phê-sô 4:32-5:2). Một người làm những gì mình làm bởi vì Đức Chúa Trời. Thậm chí trong các tội lỗi xã hội, thì các sự vi phạm không nghịch cùng con người nhiều như nghịch cùng Đức Chúa Trời (1 Tê-sa-lô-ni-ca 4:8). Một tội lỗi nghịch cùng chính thân thể của một người là một tội nghịch cùng Đức Chúa Trời, bởi vì thậm chí thân thể của Cơ Đốc Nhân thuộc về Đức Chúa Trời (1 Cô-rinh-tô 6:18-20).

Sự Thánh Hóa Của Đức Thánh Linh

Khi một người đến với sự nhận biết về Đức Chúa Trời, đó là thông qua sự bày tỏ của Đức Thánh Linh (1 Cô-rinh-tô 2:6-13). Khi một người đáp lại các lời của Đức Thánh Linh và chịu báp-têm (1 Phi-e-rơ 1:22), thì người đó nhận Đức Thánh Linh của Đức Chúa Trời (1 Tê-sa-lô-ni-ca 4:18). Đức Thánh Linh này là Thánh Linh của thánh đức (Rô-ma 1:4) – Đức Thánh Linh (1 Cô-rinh-tô 6:19; Ê-phê-sô 4:30). Đức Thánh Linh góp phần trong bản chất của Đức Chúa Trời. Vì vậy công việc của Đức Thánh Linh trong đời sống của Cơ Đốc Nhân là sự thánh hóa (2 Tê-sa-lô-ni-ca 2:13; 1 Phi-e-rơ 1:2). Sự thánh hóa đem một người trở nên giống với Đức Chúa Trời. Đây không phải là một sản phẩm của nổ lực của loài người mà không có sự giúp đỡ, nhưng đó là thành tựu của Đức Thánh Linh.

“Quá trình” của sự thánh hóa là một vấn đề của sự tiếp tục lớn lên trong đời sống Cơ Đốc Nhân. Nó chạm được đích của nó chỉ trong đời hầu đến. Đôi khi sự thánh hóa được nhận biết với sự tiếp nhận của Đức Thánh Linh tại phép báp-têm như một việc làm quá khứ rõ ràng (1 Cô-rinh-tô 6:11; 1 Tê-sa-lô-ni-ca 4:7; Hê-bơ-rơ 10:10). Những lúc khác, sự thánh hóa là một quá trình hiện tại của việc làm của Đức Thánh Linh (1 Tê-sa-lô-ni-ca 4:3; Rô-ma 6:19 Hê-bơ-rơ 12:14). Đôi khi sự thánh hóa được đặt chỉ vào lúc cuối như một sự hoàn thành của thuyết mạt thế (liên quan đến những điều cuối cùng) (1 Tê-sa-lô-ni-ca 3:13; 5:23).

Rất thường xuyên người không phải Cơ Đốc Nhân sẽ làm các việc làm tương tự như Cơ Đốc Nhân. Nhưng có một sự khác biệt giữa một Cơ Đốc Nhân và một người không phải Cơ Đốc Nhân mà làm điều tương tự. Đó là sự khác biệt giữa một việc làm đạo đức, tốt lành và phẩm chất của sự thánh hóa. Cơ Đốc Nhân làm những gì mà mình làm, không chỉ bởi vì đó là một việc làm đạo đức hay “điều đúng đắn” để làm hay điều thiết thực để làm, hay bất cứ điều gì thúc đẩy người không phải Cơ Đốc Nhân. Cơ Đốc Nhân làm những gì mình làm bởi vì người đó nhận biết Đức Chúa Trời và ý muốn của Đức Chúa Trời và bởi vì sự thánh hóa của Đức Thánh Linh. Vì vậy phẩm chất đạo đức của Cơ Đốc Nhân có một nguyên nhân hay căn cứ khác và một giá trị khác với nó.

Các phẩm chất và các việc làm của đời sống Cơ Đốc Nhân là bông trái, hay sản phẩm của công việc của Đức Thánh Linh trong đời sống của dân sự của Đức Chúa Trời (Ga-la-ti 5:16-26; Rô-ma 8:1-17; Ê-phê-sô 3:16). Những sự ban cho của Đức Thánh Linh vượt hơn những sự bày tỏ siêu nhiên (1 Cô-rinh-tô 12-14). Thực ra sự ban cho tuyệt vời nhất của Đức Thánh Linh – đức tin, hy vọng và tình yêu thương (1 Cô-rinh-tô 12:31-14:1) – đều có sẵn cho mọi Cơ Đốc Nhân. Các phẩm chất này là “bông trái của Đức Thánh Linh” là các kết quả của việc nhận biết Đức Chúa Trời và nhận lãnh Đức Thánh Linh của Ngài

Tình Yêu Thương Của Đấng Christ

Vậy cho đến nay chúng ta đã xem xét nền tảng tín lý cơ bản về đạo đức Cơ Đốc Nhân. Bây giờ chúng ta sẽ tìm hiểu về nguyên tắc cơ bản để quản trị cách áp dụng của nhân phẩm này, mà được đặt nền trong sự thánh khiết của Đức Chúa Trời. Nguyên tắc đạo đức Cơ Đốc Nhân vượt trội hơn cả là tình yêu thương (agape), thái độ không ích kỷ mà mong muốn điều tốt nhất cho người khác. Rất đáng để chú ý rằng Đức Thánh Linh và tình yêu thương thường xuyên xuất hiện cùng với nhau trong cùng các bối cảnh như thế nào (Rô-ma 5:5; Ga-la-ti 5:22; Cô-lô-se 1:8). Tình yêu thương là sản phẩm cao nhất của việc làm của Đức Thánh Linh của Đức Chúa Trời. Đức Chúa Trời là tình yêu thương (1 Giăng 4:8). “Chúng ta yêu vì Chúa đã yêu chúng ta trước” – Đức Chúa Trời truyền lệnh về một sự hầu việc của tình yêu thương và Ngài ban cho tình yêu thương mà truyền sức mạnh để hầu việc (1 Giăng 4:19). Tình yêu thương này là hướng về Đức Chúa Trời và dân sự (Ma-thi-ơ 22:36-40), và nó quả thực là tuyệt đối (không có đối tượng trong 1 Giăng 4:19). Động lực cho nhân phẩm này là ý muốn của Đức Chúa Trời: vì lý do này mà một người biết yêu thương (1 Tê-sa-lô-ni-ca 4:9).

Tình yêu thương chiến thắng luật pháp trong cách cư xử với loài người của Đức Chúa Trời (1 Phi-e-rơ 4:18-19; Rô-ma 5:6-11; 1 Giăng 4:9-11). Dầu vậy, tình yêu thương chiến thắng luật pháp trong nhân phẩm của chúng ta. Luật pháp như một nguyên tắc không thể thay đổi được tấm lòng, truyền sức mạnh để giữ các sắc lệnh của nó, hay mang đến sự bình an cho tâm trí. Mặt khác, Cơ Đốc Nhân không xem thường luật pháp (1 Ti-mô-thê 1:8; Rô-ma 7:12). Cơ Đốc Nhân cũng không phớt lờ các quy tắc và các quy định, hay trở thành tôi mọi của chúng. Các quy tắc có thể gìn giữ một nguyên tắc và chỉ dẫn cách áp dụng của nó, nhưng chúng không bao giờ có thể hoàn thành được nó. Đôi khi một người có thể phải hành động theo một cách nào đó về việc phá vỡ các quy tắc để được trung tín với một nguyên tắc (như một người dừng lại trên đường đến Hội Thánh để giúp đỡ một vụ tai nạn và vì vậy bỏ lỡ các buổi nhóm họp), nhưng một người nên luôn luôn chắc chắn rằng người đó đang làm việc dựa trên nguyên tắc mà không phải dựa trên ý chợt phát sinh khi người đó làm như vậy. Dễ dàng để đánh lừa chính chúng ta về các động lực thực sự của chúng ta. Vậy các yêu cầu đặc biệt là những sự chỉ dẫn cần thiết đến nhân phẩm. Tâm thần mà truyền đạt sự tuân theo của họ là tâm thần của tình yêu thương.

Thách Thức Của Các Phẩm Chất Đạo Đức Của Cơ Đốc Nhân

Từ những gì đã được học thì rõ ràng rằng các phẩm chất đạo đức của Cơ Đốc Nhân là điều gì đó hơn cả việc chỉ “làm điều thiện” hay thực hiện các danh sách của các bổn phận. Có những điều đặc biệt mà một Cơ Đốc Nhân sẽ không làm, như nhiều danh sách của các thói hư tật xấu trong Tân Ước chỉ ra (Cô-lô-se 3:5-9; Ê-phê-sô 4:24-1; 5:3-5; 1 Ti-mô-thê 3:2-5). Và có những nét đặc trưng rõ ràng của phẩm chất Cơ Đốc Nhân đã liệt kê ra trong các đoạn trích cụ thể khi các tác giả được soi dẫn áp dụng các nguyên tắc Cơ Đốc Nhân cho các trường hợp cụ thể. Nhưng sự công kích ban đầu của sự dạy dỗ Tân Ước về đạo đức phải thực hiện với các phẩm chất của đời sống. Đời sống Cơ Đốc Nhân được thách thức nhiều hơn so với một danh sách của “làm và không làm.” Cũng vậy, không có chỗ cho sự tự mãn hay tự kiêu để nghĩ rằng một người đang sống theo các yêu cầu. Nhưng để chối bỏ giá trị của việc giảm bớt đời sống Cơ Đốc Nhân thành một danh sách mà không khiến cho đời sống Cơ Đốc Nhân dễ dàng hơn, vì một người không bao giờ có thể thỏa mãn với nơi mà người đó đang lớn lên về mặt thuộc linh trong khi người đó làm theo sự chỉ dẫn của Đức Thánh Linh của Đức Chúa Trời hằng sống. Có một sự phóng khoáng đối với tương lai trong các phẩm chất đạo đức của Cơ Đốc Nhân. Nó đòi hỏi chính điều tốt nhất trong một người.

Tiêu chuẩn cao này của đạo đức liên quan đến sự đáp lại của một người với Đấng Christ, và nó trở nên khả thi bởi vì sự đáp lại đó. Đời sống Cơ Đốc Nhân vừa là một sự ban cho và vừa là một nhiệm vụ. Đức Chúa Trời qua Đức Thánh Linh của Ngài không chỉ ban cho các mạng lệnh mà còn sức mạnh để sống đời sống được thay đổi. Con người không phải làm nó một mình; chúng ta có sự trợ giúp thánh. Một phần của sự trợ giúp thánh này đến từ sự hỗ trợ của cộng đồng đã được cứu chuộc. Đời sống mới của một người là được sống trong Hội Thánh. Đó là sứ đồ trong cộng đồng của những người mà cùng chia sẻ ân điển của Đức Chúa Trời trong Đấng Christ. Một phần của kế hoạch của Đức Chúa Trời đó là họ sẽ lớn lên trong sự cứu rỗi trọn vẹn. Để làm được điều này, việc liên kết với các Cơ Đốc Nhân khác trong cộng đồng của đức tin là cần thiết.

Các Câu Hỏi Ôn Tập

  1. Phép báp-têm duy trì mối quan hệ nào với đời sống Cơ Đốc Nhân?
  2. Hội Thánh quan trọng đối với đời sống Cơ Đốc Nhân theo cách nào?
  3. Nêu ra một vài đoạn trích Tân Ước về nguyên tắc thảo luận về phẩm chất đạo đức của Cơ Đốc Nhân.
  4. Việc “nhận biết Đức Chúa Trời” quan trọng với phẩm chất Cơ Đốc Nhân như thế nào?
  5. Hậu quả của việc không nhận biết Đức Chúa Trời là gì?
  6. Phẩm chất nào của Đức Chúa Trời quyết định nhân phẩm của dân sự Ngài?
  7. Thảo luận sự dạy dỗ của Kinh Thánh về sự thánh hóa.
  8. Tìm các đoạn trích nơi mà Đức Thánh Linh thiết lập tiêu chuẩn của đạo đức.
  9. Tại sao Cơ Đốc Nhân phải yêu thương?
  10. Thảo luận vị trí của các quy tắc trong đời sống Cơ Đốc Nhân. Làm thế nào để đời sống Cơ Đốc Nhân vượt hơn việc chỉ giữ gìn luật pháp đơn thuần?

Leave a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Scroll to Top