HỘI THÁNH THEO TÂN ƯỚC

BÀI 5: PHÉP BÁP-TÊM

“Bởi một Thánh Linh mà tất cả các ngươi đều chịu báp-têm để hiệp làm một thân.”

(1 Cô-rinh-tô 12:13)

Như một sự bày tỏ của đức tin và sự ăn năn mà một người chịu báp-têm vào trong Đấng Christ (Ga-la-ti 3:27; Công vụ các Sứ đồ 2:38). Phép báp-têm cũng đặt một người trong Hội Thánh (1 Cô-rinh-tô 12:13). Phép báp-têm đặc biệt quan trọng cho một buổi học về Hội Thánh, bởi vì nó đánh dấu sự hiệp nhất của một người vào trong Đấng Mê-si và vào trong dân sự của Ngài. Nó cũng liên quan đến các khía cạnh khác của tín lý về Hội Thánh. Một tín lý đầy đủ về sự cứu rỗi sẽ đòi hỏi sự xem xét về tội lỗi con người, sáng kiến của Đức Chúa Trời trong sự chết cứu chuộc của Đấng Christ, và bản chất về sự đáp lại của loài người với Tin Lành trong đức tin và sự ăn năn. Tuy nhiên, trong nội dung về việc học hỏi về tín lý của Hội Thánh, đó là thích đáng để dành sự chú ý đặc biệt đến phép báp-têm.

Đại Mạng Lệnh

Đại Mạng Lệnh (Ma-thi-ơ 28:18-20; so sánh với Mác 16:15-16; Lu-ca 24:47-48; Giăng 20:22-23) được bàn giao giữa các việc làm trọng đại của Đức Chúa Trời qua Đấng Christ: sự chết và sự sống lại, sự thăng thiên và việc đổ Đức Thánh Linh. Đó một kế hoạch thánh về sự cứu rỗi mà được tiến triển trong Đấng Christ và Hội Thánh của Ngài (Ê-phê-sô 1:3-14; 3:7-11). Việc làm vĩ đại của quyền phép của Đức Chúa Trời cho loài người là làm Đấng Christ sống lại từ kẻ chết (Công vụ các Sứ đồ 2:24-35; Ê-phê-sô 1:19-22) và vì vậy phú cho Ngài với tất cả thẩm quyền như Vua Mê-si (Ma-thi-ơ 28:18; Rô-ma 1:4). Chúa đã sống lại này đã ban mạng lệnh đi dạy dỗ và làm báp-têm (Ma-thi-ơ 28:19).

Nội dung của Tin Lành được ban cho bởi Đấng Christ đã sống lại. Sự rao giảng phải là thông điệp về quyền Đấng Mê-si của Ngài mà sẽ tạo nên nhóm hội (Lu-ca 24:46-47; 1 Cô-rinh-tô 15:1-8; xem bài 2). Sự rao giảng đó còn lại quyền năng của Đức Chúa Trời, Đức Chúa Trời thực hiện cho sự cứu rỗi con người (Rô-ma 1:16). Lưu ý sự nhấn mạnh trong nhiều đoạn trích Tân Ước về quyền năng trong các mạch văn về sự rao giảng (1 Cô-rinh-tô 1:18-24; 2:4-5; 2 Cô-rinh-tô 4:7; 13:3-4; Ê-phê-sô 3:7; 1 Tê-sa-lô-ni-ca 1:4-5). Lời về thập tự giá và sự sống lại là quyền năng của Đức Chúa Trời, thậm chí chính sự sống lại là quyền phép của Đức Chúa Trời.

Việc rao giảng Tin Lành này kêu gọi mọi người đến với Đức Chúa Trời và Đấng Christ (2 Tê-sa-lô-ni-ca 2:13-15; 1 Cô-rinh-tô 1:9), và do đó trở thành dân sự của Đức Chúa Trời. việc đó được xảy ra khi người nghe lấy đức tin mà nhận lấy (Rô-ma 10:14-17; Hê-bơ-rơ 4:2). Phép báp-têm được truyền trong Đại Mạng Lệnh (Ma-thi-ơ 28:19; Mác 16:16) đưa một người vào trong một mối quan hệ đặc biệt với Đức Cha, Đức Con, và Đức Thánh Linh. Sự thành lập của Hội Thánh là hàm ẩn trong mạng lệnh làm báp-têm cho muôn dân. Phép báp-têm là một phần của sự phản hồi với sự rao giảng (Công vụ các Sứ đồ 8:35-36; 18:8; Cô-lô-se 2:12). Trong phép báp-têm, một người là bị động. Vậy nó vẫn là việc làm của Đức Chúa Trời và vì vậy Đức Chúa Trời thêm một người vào Hội Thánh (Công vụ các Sứ đồ 2:41, 47; 5:14). Vào lúc khởi đầu của Hội Thánh vào ngày lễ Ngũ Tuần, phép báp-têm là sự phản hồi của đức tin với sự rao giảng về Đức Chúa Giê-su như Đấng Mê-si và việc làm mà đem lại cùng với Hội Thánh.

 Lời hứa của Đức Chúa Giê-su ở với các môn đồ của Ngài “luôn luôn” (Ma-thi-ơ 28:20) có nghĩa Ngài vẫn đứng cạnh bên thông điệp. Bản thân Ngài tiếp tục tạo nên một nhóm hội dựa trên một mối quan hệ của Chúa và môn đồ. Sự hiện hữu của Ngài có nghĩa là những người đi theo Ngài không có thẩm quyền trên chính bản thân họ nhưng tiếp tục trong mối quan hệ của môn đồ với Ngài (Ma-thi-ơ 23:8-12). Nhiệm vụ của họ là mang những người khác vào trong cùng một mối quan hệ của tình môn đồ với Đức Chúa Giê-su qua việc làm báp-têm và dạy dỗ.

Sự Chết, Sự Chôn Và Sự Sống Lại

Có thể thấy một sơ đồ kép về lợi ích tiêu cực và tích cực của phép báp-têm có thể được nhìn thấy xuyên suốt qua Rô-ma 6-8 và Cô-lô-se 2-3. Phép báp-têm là một việc “làm chết đi” con người cũ, là “ cởi bỏ” lối sống cũ, một người chết với Đấng Christ, một người được chôn với Đấng Christ. Nó cũng là một người “được sống lại … một đời mới,” một sự “mặc lấy,” một “người được làm cho sống lại” với Ngài. Chúng ta được hiệp một với Đấng Christ để cho những gì xảy ra với Ngài trong lịch sử xảy ra với chúng ta về thuộc linh và mong đợi những gì sẽ xảy ra thực sự lúc Ngài trở lại. Trong phép báp-têm, Đức Chúa Trời làm cho một người điều mà Ngài đã làm cho Đấng Christ. Quyền năng của Đức Chúa Trời đã làm cho Đấng Christ sống lại có tác dụng trong phép báp-têm (Cô-lô-se 2:12). Một người tham gia vào việc hình thành nên nền tảng của Hội Thánh và qua đó Đức Chúa Giê-su đã hoàn thành công việc của Đấng Mê-si (sự chết và sự sống lại), và vì vậy Ngài hiệp nhất vào trong dân sự thuộc Đấng Mê-si.

Sự xưng nhận của đức tin nơi Đức Chúa Giê-su là “Chúa” là một xưng nhận rằng Đức Chúa Trời đã khiến Ngài sống lại từ kẻ chết (Rô-ma 10:9, 10). Sự xưng nhận đó được thực hiện không chỉ bằng môi miệng mà còn với thân thể nữa. Phép báp-têm là một sự bày tỏ của đức tin vào việc làm của Đức Chúa Trời, Đấng đã khiến Đức Chúa Giê-su sống lại từ kẻ chết (Cô-lô-se 2:12; so sánh thêm với Ê-phê-sô 1:19-20). Đó cũng là cùng loại đức tin mà Áp-ra-ham đã có (Rô-ma 4:17; so sánh Hê-bơ-rơ 11:19), và nó là sự sở hữu của cùng phẩm chất của đức tin xưng công bình mà khiến một người thành một người con thuộc linh của Áp-ra-ham ngày nay (Rô-ma 4:20-25; Ga-la-ti 3:6-9), một phần của dân Y-sơ-ra-ên mới.

Nhưng phép báp-têm không chỉ nhìn lại việc làm sáng lập của Hội Thánh. Nó cũng mong đợi Đức Chúa Giê-su tái lâm khi những người đã chịu báp-têm sẽ được sống lại (Rô-ma 8:11; 1 Cô-rinh-tô 15:22-23; 1 Tê-sa-lô-ni-ca 4:16). Phép báp-têm cứu khỏi “cơn thạnh nộ ngày sau” (so sánh Ma-thi-ơ 3:7). Những ai được đánh dấu với dấu hiệu này thiết lập nên dân sự của thời kỳ ngày sau.

Phao-lô lý giải trong Rô-ma 6 rằng vì chúng ta nhấn chìm tội lỗi mình trong nước nên không còn sống trong tội lỗi nữa vì đó là mâu thuẫn. Vậy phép báp-têm là một liên kết giữa sự cứu chuộc một lần đủ cả bởi sự chết của Đức Chúa Giê-su và sự sống tiếp tục trong Đấng Christ.

Bất cứ điều gì hơn sự nhấn chìm đều phá hủy sự tượng trưng này.

Sự Tha Thứ Tội Lỗi

Dân sự của giao ước mới là một dân sự được tha thứ. Sự tha thứ này trở nên khả thi thông qua huyết (Ma-thi-ơ 26:28) của sự chết hy sinh của Đức Chúa Giê-su. Sự tha thứ này có hiệu lực trong nước (Công vụ các Sứ đồ 2:38; 22:16; Ê-phê-sô 5:26; 1 Phi-e-rơ 3:21). Đây là lợi ích phủ định của phép báp-têm. Nước gần như góp phần vào việc tẩy sạch trong Cựu Ước và được liên kết với sự tha thứ của thế hệ mới bởi các nhà tiên tri. Thêm một lần nữa, việc làm bên ngoài là một sự tượng trưng hoàn hảo về thực tại bên trong. Khi nước tẩy sạch sự bẩn thỉu của xác thịt, vào thời điểm của sự thanh tẩy bên ngoài, Đức Chúa Trời thực hiện công việc của sự thanh tẩy bên trong.

Sự Ban Cho Của Đức Thánh Linh

Thời kỳ Đấng Mê-si phải là Thời kỳ của Đức Thánh Linh. Đức Thánh Linh là một trong những ơn phước đặc biệt của thời kỳ Cơ Đốc Nhân và một trong những lời hứa mà phân biệt phép báp-têm của Cơ Đốc Nhân với phép báp-têm của Giăng (Công vụ các Sứ đồ 19:2-3).

Sự ban cho của Đức Thánh Linh được hứa kèm theo phép báp-têm bằng nước (Công vụ các Sứ đồ 2:38; 5:32). Đức Thánh Linh trở nên tài sản lâu dài của người cải đạo (Ga-la-ti 4:6; 1 Cô-rinh-tô 6:19).

Thậm chí như huyết và nước được liên kết chặt chẽ với sự tẩy sạch, thì nước và Đức Thánh Linh được liên kết chặt chẽ trong Kinh Thánh với nguyên tắc về sự sống (xem Giăng 3:5; 7:38-39; Tít 3:5). Đó là Đức Thánh Linh ban cho sự sống, và Đức Thánh Linh làm như vậy trong nước.

Ở đây là phía tích cực của các lợi ích của phép báp-têm. Đức Thánh Linh truyền quyền phép làm cho mạnh mẽ về đời mới trong Đấng Christ (Rô-ma 8; Ga-la-ti 5:16-25). Đức Thánh Linh cung cấp sự liên kết giữa các hiệu lực “một lần đủ cả” của phép báp-têm (sự tha thứ, sự xưng công bình, v.v. ) và mối quan hệ tiếp diễn của họ với đời sống Cơ Đốc Nhân. Vậy việc lớn lên trong sự thánh hóa không phải một thành tựu loài người duy nhất: một người không có được nó và không phải làm tất cả một mình. Đức Chúa Trời giúp, an ủi, và truyền sức mạnh cho dân sự của Ngài. Đức Chúa Trời không chỉ ban cho các sự ban cho thôi, mà Ngài còn ban cho chính mình Ngài.

Không có những sự bảo đảm khách quan hay tâm lý về sự ngự trị bên trong của Đức Thánh Linh. Cơ Đốc Nhân biết sự thật này khi người đó biết những điều khác trong lĩnh vực thuộc linh – qua đức tin. Cơ Đốc Nhân có lời hứa của Đức Chúa Trời, và Đức Chúa Trời không thể nói dối. Những người muốn hay thỉnh cầu những sự bảo đảm khác theo hình thức của các cảm nhận bên trong hay hiện tượng bên ngoài đang để lộ ra sự thiếu đức tin nơi Lời Ngài và lời hứa của Đức Chúa Trời. Đó là sự sở hữu của Đức Thánh Linh của Đấng Christ mà khiến Hội Thánh là thân thể của Đấng Christ.

Sự Hợp Nhất Vào Trong Hội Thánh

Theo 1 Cô-rinh-tô 12:13, thì đó là bởi Đức Thánh Linh mà chúng ta chịu báp-têm vào trong một thân thể. Đức Thánh Linh khiến chúng ta thành thân thể của Đấng Christ, Hội Thánh. Đó là vào thời điểm này mà một người được hiệp nhất vào trong cộng đồng thuộc Đấng Mê-si. Người quản lý thật sự của phép báp-têm là Đức Thánh Linh. Vì lý do đó mà quản lý con người là không quan trọng, như được áp dụng trong 1 Cô-rinh-tô 1:14-17. Phao-lô không làm giảm tầm quan trọng của phép báp-têm, chỉ tầm quan trọng của người quản lý con người mà thôi.

Phép báp-têm đặt một người vào trong Đấng Mê-si. Theo Ga-la-ti 3:26-27, đó là bởi đức tin mà một người ở trong nhà của Đức Chúa Trời. Thời điểm mà vào lúc đó đức tin này kết quả khi một người được đặt vào trong nhà của Đức Chúa Trời được nói rõ là phép báp-têm. Một người đã chịu báp-têm có thể biết rằng mình là một đứa con của Đức Chúa Trời bởi vì trong phép báp-têm người đó “mặc Đấng Christ vào,” vì vậy người đó ở “trong Đấng Christ.” Vậy những gì đúng với Đấng Christ trở nên đúng với người đó, và Đấng Christ như thế nào thì người đó là như vậy. Chúng ta ở trong thân thể của Ngài bởi vì chúng ta ở “trong Đấng Christ.”

Phép báp-têm là “nhân danh Đức Chúa Giê-su Christ” (Công vụ các Sứ đồ 2:38). Tức là, nó được thực hiện liên quan đến Đức Chúa Giê-su như Đấng Mê-si. Đó là một việc làm của sự thờ phượng và sự vâng phục được thực hiện với sự tôn trọng Đức Chúa Giê-su. Trong phép báp-têm, một người xưng nhận đức tin của mình trong Đức Chúa Giê-su (Cô-lô-se 2:12; Rô-ma 10:9-10). Đó là một việc làm của sự ăn năn (Công vụ các Sứ đồ 2:38; xem Mác 1:4). Danh của Chúa được tuyên bố với người đang chịu báp-têm (Ma-thi-ơ 28:19; Công vụ các Sứ đồ 19:5-6). Danh của Ngài được ban cho một người. Điều này dường như là sức mạnh của câu nói của Phao-lô trong 1 Cô-rinh-tô 1:13. Một người có quyền để mang danh của Đấng Christ (và không phải danh khác) bởi vì người đó đã chịu báp-têm nhân danh Ngài. Người đó mang danh của “Đấng Christ” bởi vì người đó giờ đây thuộc về Ngài.

Các Tiến Triển Sau Đó

Các tác phẩm từ lịch sử Cơ Đốc Nhân ban đầu sau Tân Ước miêu tả phép báp-têm như một sự nhận chìm trong nước. Rõ ràng những sự thay thế ban đầu (việc đổ, đôi khi là rắc nước lên đầu) được nhận biết trong các trường hợp thiếu nước hay chủ yếu là trên giường bệnh nơi mà sự nhận chìm không thể được thực hiện. Phép báp-têm của các con trẻ đã xảy ra khi đang hấp hối, nhưng điều này không trở thành một việc làm phổ biến mà không ở trong trường hợp khẩn cấp cho đến thế kỷ thứ năm hay sáu. Việc làm thông thường trong hàng thế kỷ là một sự nhận chìm của những tín đồ ăn năn với một sự xưng nhận của đức tin.

Kết Luận

Như danh của Ngài được kêu gọi cho chúng ta thì trong phép báp-têm chúng ta cũng kêu gọi danh của Ngài. Phép báp-têm là một việc làm của “sự kêu cầu danh Chúa” (Công vụ các Sứ đồ 22:16; xem 2:21). Đó là sự bày tỏ về sự vâng phục và sự giao phó. Phép báp-têm luôn luôn nằm trong bối cảnh của đức tin và sự ăn năn (Hê-bơ-rơ 10:22; Mác 16:16; Công vụ các Sứ đồ 8:37;Cô-lô-se 2:12; Công vụ các Sứ đồ 2:38). Đó là một lời thề của lòng trung thành (cũng là ý nghĩa khả thi của “sự liên lạc” trong 1 Phi-e-rơ 3:21) mà bao gồm các lòng trung thành khác. Cũng như đức tin và sự ăn năn cho phép báp-têm giá trị ban đầu của nó, thì đức tin và sự ăn năn cũng tiếp tục cho phép báp-têm quyền năng cứu rỗi của nó trong đời sống Cơ Đốc Nhân. Một vài người dường như nghĩ rằng tại phép báp-têm Đức Chúa Trời giải quyết các tội lỗi quá khứ, và từ thời điểm đó thì người đó được theo ý mình. Nhưng các lợi ích của phép báp-têm tiếp tục đổ ra để che đậy toàn bộ cuộc đời của một người trong Đấng Christ, tức là, nếu khi đức tin và sự ăn năn tiếp tục bày tỏ đặc điểm đời sống của người đó. Đức tin và sự ăn năn mang lại cho phép báp-têm tầm quan trọng của nó, và chúng tiếp tục làm cho một người có được sự tha thứ sau phép báp-têm.

Tân Ước dạy rằng phép báp-têm có giá trị thực tế nhưng nó có được giá trị đó từ mạng lệnh của Đức Chúa Trời và sự hiện hữu của đức tin. Phép báp-têm là một dấu hiệu, như thời xưa đã hiểu về một dấu hiệu, thì nó hoàn thành những gì mà nó tượng trưng. Đặc biệt nó là một hành động mang tính biểu tượng tiên tri. Các việc làm tượng trưng của các nhà tiên tri thực ra là lời của Đức Chúa Trời (so sánh với Giê-rê-mi 27-28; Ê-xê-chi-ên 4). Chúng không chỉ bày tỏ việc làm của Đức Chúa Trời, nhưng bởi vì lời của Đức Chúa Trời là lẽ thật nên các việc làm này được đặt ra cho sự làm trọn của nó. Nhưng lời tiên tri là có điều kiện. Các lời hứa của Đức Chúa Trời phụ thuộc vào đức tin và sự ăn năn của dân sự. Theo một cách tương tự thì phép báp-têm là việc làm được chỉ định bởi Đức Chúa Trời để truyền các ân điển của Đấng Christ đến cho dân sự của Ngài.

Các Câu Hỏi Ôn Tập

  1. Miêu tả các quan điểm khác nhau của phép báp-têm có trong giới Cơ Đốc Nhân.
  2. Điều gì cho phép báp-têm quyền năng cứu rỗi của nó theo Tân Ước?
  3. Tầm quan trọng của Đại Mạng Lệnh cho tín lý của phép báp-têm và cho Hội Thánh là gì?
  4. Liên kết từ “quyền năng” với sự sống lại, sự rao giảng, và phép báp-têm.
  5. Phép báp-têm như “sự chết, sự chôn, và sự sống lại” liên quan như thế nào đến thành viên trong Hội Thánh?
  6. Các đặc điểm nào của thời kỳ Đấng Mê-si được đặt vào phép báp-têm?
  7. Khi nào và như thế nào mà một người được hợp nhất vào trong Hội Thánh? Ai là người cầm quyền thực sự của phép báp-têm?
  8. Phép báp-têm liên quan đến cuộc đời tiếp theo của Cơ Đốc Nhân như thế nào?
  9. Phép báp-têm “nhân danh Đấng Christ” có nghĩa là gì? Tham khảo các từ điển và sách chú dẫn Kinh Thánh để được giúp đỡ thêm.
  10. Phép báp-têm chỉ mang đến sự tha thứ cho các tội lỗi của quá khứ thôi phải không, hay nó có tầm quan trọng tiếp tục cho mối quan hệ của người đó với Đức Chúa Trời?

Leave a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Scroll to Top