HỘI THÁNH THEO TÂN ƯỚC

BÀI 4: CÁC ẢNH TƯỢNG CỦA HỘI THÁNH

“Các Hội Thánh của Đấng Christ”

(Rô-ma 16:16)

Từ Hội Thánh

“Hội Thánh” (Ekklesia) theo tiếng Hy Lạp cơ bản chỉ đến nhóm các công dân trong một thành Hy Lạp (so sánh với Công vụ các Sứ đồ 19:39). Đó là một thuật ngữ chính trị không có các sự liên kết tôn giáo đặc biệt nào. Trong cách sử dụng thực sự thì từ này không mang hàm ý của sự “kêu gọi ra.” Sự tách biệt của Hội Thánh khỏi thế gian là một khái niệm thần học chính xác trong Tân Ước (2 Cô-rinh-tô 6:17), nhưng nét đặc trưng này của Hội Thánh không thể được bổ trợ từ ý nghĩa của từ điển về chính từ “Hội Thánh.” Ý nghĩa cơ bản trong thời kỳ Tân Ước đơn giản là “nhóm lại,” và trong nghĩa này từ lúc đầu xuất hiện trong văn học Cơ Đốc Nhân cho các buổi nhóm lại thật sự của các tín đồ trong Đấng Christ (1 Cô-rinh-tô 11:18; 14:19, 23, 34, 35). Phần lớn cách sử dụng của từ này trong Tân Ước là sự ám chỉ đến Hội Thánh địa phương, cho dù là có nhóm lại hay không (ví dụ, Công vụ các Sứ đồ 11:22, 26; Ga-la-ti 1:22; Cô-lô-se 4:16). Do đó từ này sớm đã  trở thành một thuật ngữ chuyên môn trong cách sử dụng của Cơ Đốc Giáo cho dân sự mới của Đức Chúa Trời ở một địa phương nhất định. Phẩm chất thần học mới ekklesia có trong Tân Ước đến từ dịch nghĩa tiếng Hy Lạp của Cựu Ước, nơi mà nó được sử dụng về sự nhóm lại của dân Y-sơ-ra-ên của Đức Chúa Trời (Phục truyền Luật lệ Ký 23:2-4, 9; Mi-chê 2:5; Thi Thiên 89:5; so sánh với Công vụ các Sứ đồ 7:38). Một điều kiện tập thể được cho từ ngữ từ Cựu Ước, mà trong đó sự nhấn mạnh là trên tình đoàn kết của nhóm, hơn là trên “sự chọn lọc của các cá nhân.” Vì vậy một từ Hy Lạp được sử dụng, nhưng nội dung của nó là mới mẻ và được bổ trợ bởi bối cảnh dân Giu-đa nơi mà nhóm hội là dân sự của Đức Chúa Trời (nhưng cũng nghi ngờ rằng từ đó đòi hỏi hàm ý “dân sự của Đức Chúa Trời,” vì sự nhấn mạnh dường như ở trên hội hay nhóm thậm chí là trong các đoạn trích Cựu Ước). Trong Tân Ước, bản chất tập thể này được bày tỏ bởi mối quan hệ của các tín đồ với Đấng Christ. Trong các sách sau của Tân Ước, có thể tìm thấy thuật ngữ “Hội Thánh” được áp dụng cho Hội Thánh toàn cầu (Ê-phê-sô 1:22; Cô-lô-se 1:24), thậm chí sự nhóm lại thực sự của nó phải đợi cho đến thời kỳ cuối cùng.

Vì từ ngữ Hội Thánh bởi chính nó có thể chỉ đến bất cứ nhóm hội nào, thường có một cụm từ miêu tả hay tính chất được thêm vào, sự nhận diện (nhưng không chính xác là “gọi tên”) Hội Thánh như thuộc về Đức Chúa Trời hay Đấng Christ (Rô-ma 16:16; 1 Cô-rinh-tô 1:2). Đôi khi sự ám chỉ là dành cho các Cơ Đốc Nhân, những người mà hình thành nên Hội Thánh (1 Tê-sa-lô-ni-ca 1:1; Hê-bơ-rơ 12:23).

Bài 3 nhìn vào một số thuật ngữ được áp dụng cho các cá nhân riêng biệt của Hội Thánh. Tình thông công được lập với Đấng Christ và được học trong bài 7 được miêu tả trong Tân Ước với các hình ảnh khác nhau. Một vài hình ảnh được chọn lọc để áp dụng cho dân sự của Chúa, như nhà của Đức Chúa Trời (1 Ti-mô-thê 3:15), chiên và người chăn chiên (Giăng 10), vườn nho (Ma-thi-ơ 10-21). Ba hình ảnh ở đây được chọn cho sự khảo sát đặc biệt.

Thân Thể

Một trong những cách miêu tả ưa thích của Phao-lô về Hội Thánh là thân thể của Đấng Christ. Trong Rô-ma 12:3-8 và 1 Cô-rinh-tô 12:12-26 sự nhấn mạnh là ở trên các thành viên riêng biệt của thân thể, mỗi người đóng góp phần của mình cho hoạt động của toàn bộ. Trong Ê-phê-sô 4:11-16 sự nhấn mạnh là ở trên Hội Thánh như thân thể của Đấng Christ, trong khi Cô-lô-se 1:18 nhấn mạnh rằng Đấng Christ là đầu của thân thể, Hội Thánh.

Có thể được tranh cãi rằng “thân thể của Đấng Christ” hơn là một hình ảnh của cách nói, mà trong đó nó miêu tả một mối quan hệ thật sự. Nó miêu tả phẩm chất cơ bản và bản chất của Hội Thánh. Hội Thánh bao gồm các cá nhân mà ở trong Đấng Christ bởi vì họ đã chịu báp-têm (1 Cô-rinh-tô 12:12-13; Rô-ma 12:4-5). Bối cảnh của cách sử dụng của Phao-lô chắc chắn được tìm thấy trong ý tưởng Hê-bơ-rơ về “tính cách tập thể,” mà trong đó toàn bộ một dân sự có thể được xem như một và trong đó một người có thể đứng ra và là hiện thân của toàn bộ (Sáng thế ký 10:6, 22; 36:1; Phục truyền Luật lệ Ký 33; Giê-rê-mi 31:15; Ô-sê 5:3; 11:1; Hê-bơ-rơ 7:9; Rô-ma 9:13; so sánh bài 3 trên các danh xưng thuộc Đấng Mê-si mà được chia sẻ chung bởi Đấng Christ và các Cơ Đốc Nhân). Thân thể tìm thấy sự trọn vẹn của nó trong Đấng Christ (như các nhành nho và cây nho trong Giăng 15). Trong khái niệm Tân Ước về tính cách tập thể, thì người đứng đầu đại diện cho toàn bộ. Đầu chỉ đến nguồn gốc (“sự bắt đầu” – Xuất Ê-díp-tô 12:2; Ê-xê-chiên 16:25) và thẩm quyền (đầu tiên trong hàng – Xuất Ê-díp-tô 6:14; Phục truyền Luật lệ Ký 33:5). Đấng Christ là nguyên tắc của thẩm quyền cho Hội Thánh bởi vì Ngài là nguồn tạo dựng của nó, và Hội Thánh có sự bắt đầu và nguồn gốc của nó trong Ngài. Các kết quả tất yếu của quyền làm đầu của Ngài là sự phụ thuộc của Hội Thánh vào Ngài và thiếu quan trọng hơn Ngài.

Các điểm thực tiễn cụ thể được nhấn mạnh trong các đoạn trích về Hội Thánh như một thân thể. Vì Đấng Christ là đầu của “mọi thứ” (Ê-phê-sô 1:22-23), Ngài là phần không thể thiếu duy nhất của Hội Thánh. Thực ra toàn bộ đều được chứa đựng trong Ngài. Nơi nào có Ngài, thì nơi đó có Hội Thánh. Chỉ có duy nhất một thân thể, vì chỉ có duy nhất một Đấng Christ (Rô-ma 12:4, 5; 1 Cô-rinh-tô 12).

Mỗi người trong Hội Thánh có một nhiệm vụ để làm (Ê-phê-sô 4:16). Có các chức năng khác nhau, một sự đa dạng đóng góp cho sự hiệp một (1 Cô-rinh-tô 12:28-31). Được hiệp một với đầu, thân thể không có sự phân ly hay bất hòa, nhưng hơn thế là sự quan tâm đồng cảm và sự chăm sóc lẫn nhau (1 Cô-rinh-tô 12:24-26). Qua việc thực hiện các sự ban cho của nó, các thành viên của thân thể tiếp nối sự hầu việc của Đấng Christ trong thế gian. Hội Thánh có được cuộc sống và sự tồn tại từ Ngài, và qua việc làm như vậy nó trở thành “thân thể” của Ngài, là chi thể của sự sống Ngài trong thế gian.

Tầm quan trọng của Hội Thánh trở nên rõ ràng từ cách miêu tả này. Một người không thể vâng phục đầu và được hiệp một với Đấng Christ mà không ở trong thân thể của Ngài. Thân thể này là nơi của sự bình an (Cô-lô-se 3:15), sự hòa thuận (Ê-phê-sô 2:16), và sự cứu rỗi (Ê-phê-sô 5:23).

Khái niệm thân thể của Đấng Christ có các ngụ ý quan trọng cho các tín lý của Cơ Đốc Nhân: vì các thân thể của chúng ta được hiệp lại với Chúa và thuộc về Ngài, cách cư xử cụ thể được thể hiện ra (Ê-phê-sô 4:17-32; Cô-lô-se 3:12-15; 1 Cô-rinh-tô 6:12-15). Ý tưởng về thân thể xuất hiện trong sự dạy dỗ quan trọng liên quan đến phép báp-têm và lễ Tiệc Thánh. Nó cũng được liên kết mật thiết với cách miêu tả khác về Hội Thánh _ cô dâu của Đấng Christ.

Cô Dâu

Mặc dù Hội Thánh là cô dâu của Đấng Christ được chỉ đến ở một nơi khác (Khải huyền 21:2, 9), nhưng sự phát triển trọn vẹn của ý tưởng lại được tìm thấy trong Ê-phê-sô 5:22-23.

Sự mật thiết của mối quan hệ của Đấng Christ và Hội Thánh tìm thấy một trong những sự so sánh của con người gần gũi nhất của nó trong sự mật thiết về sự hiệp nhất hôn nhân mà bởi đó hai người trở thành một thịt (Ê-phê-sô 5:29-33). Tình yêu thương và thẩm quyền của Đấng Christ, và sự vâng phục và sự đáp lại của Hội Thánh đều được minh họa trong mối quan hệ. Quyền làm đầu không phải là một thẩm quyền độc đoán mà là một thẩm quyền dựa trên tình yêu thương. Chỉ có tình yêu thương vĩ đại nhất mới có thể yêu cầu sự vâng phục tuyệt đối nhất, nhưng nơi nào tình yêu thương là vĩ đại nhất, thì sự vâng phục được dâng lên một cách tự do.

Khi Phao-lô nói về việc “lấy nước rửa,” và việc tô điểm “không vết không nhăn” (Ê-phê-sô 5:26-27), ông có lẽ nói bóng gió đến các phong tục hôn nhân mà trong đó cô dâu tắm rửa và thay trang phục mới trước khi ra mắt trước chồng của mình. Đó là phù hợp với bối cảnh Tân Ước mà khẳng định cả một sự “bây giờ” và một sự “hầu đến” rằng cô dâu ra mắt Đấng Christ vào lúc phép báp-têm trong Ê-phê-sô 5:26-27, nhưng từ một quan điểm khác mà không được nghĩ đến như được ra mắt Ngài cho đến kỳ cuối cùng (Khải huyền 19:7, 8; Khải huyền 21:2). “Từ” mà đi cùng với việc rửa bằng nước chắc chắn là sự xưng nhận của đức tin (Hê-bơ-rơ 10:22-23) hơn là cách thức của phép báp-têm hay lời được rao giảng của Tin Lành. Như thế sẽ khớp tốt nhất với hình ảnh hôn nhân (với các lời hứa nguyện trao đổi của nó).

Tòa Nhà

Sự thiếu sót của bất cứ sự so sánh đơn độc nào trong việc miêu tả tất cả các mặt của bản chất của Hội Thánh được nhìn thấy trong cách mà Phao-lô nói về việc xây dựng nên thân thể (Ê-phê-sô 4:16) và tác giả của Khải huyền miêu tả về cô dâu như một thành phố (Khải huyền 21:9-27). Tòa nhà đặc biệt mà các tác giả Tân Ước so sánh Hội Thánh với nó là đền thờ (1 Cô-rinh-tô 3:9, 16-17; 2 Cô-rinh-tô 6:16; Ê-phê-sô 2:19-22; 1 Phi-e-rơ 2:5). Đức Chúa Giê-su định rõ thân thể của Ngài là một đền thờ (Giăng 2:19; so sánh Mác 14:58).

Trong Cựu Ước, Đức Chúa Trời đã chọn một nơi mà danh của Ngài phải được ghi lại và nơi mà sự hiện diện của Ngài đặc biệt ngự vào đó (Phục truyền Luật lệ Ký 12:5-14; 2 Sử ký 5:13-6:1; 6:41-7:3). Nơi chí thánh của đền thờ, nơi mà shekinah, hay vinh hiển của sự hiện diện của Đức Chúa Trời ngự vào, là nắp thi ân (Xuất Ê-díp-tô 25:22; Xuất Ê-díp-tô 40:34; Lê-vi ký 16:12-15), mà trên đó huyết cứu chuộc được dâng lên thường xuyên. Đức Chúa Giê-su Christ giờ đây là vinh hiển của Đức Chúa Trời trong vòng loài người (Giăng 1:14; 2 Phi-e-rơ 1:17), và Ngài là nắp thi ân (Rô-ma 3:25 có lẽ tốt nhất để hiểu như một sự ám chỉ đến nắp thi ân của đền thờ). Hội Thánh của Đấng Christ giờ đây là đền thờ nơi Đức Chúa Trời gặp gỡ những người thờ phượng ngài.

Hội Thánh, như đền tạm hay đền thờ của Cựu Ước (Hê-bơ-rơ 8:5), được xây dựng theo kế hoạch của Đức Chúa Trời (1 Cô-rinh-tô 3:10-15). Các Cơ Đốc Nhân là “những hòn đá sống” (1 Phi-e-rơ 2:5). Thêm một lần nữa, sự thiếu xót về các phép ẩn dụ là một bằng chứng. Rõ ràng rằng đây không phải là một tòa nhà thật sự, nhưng là “một căn nhà thuộc linh.” Từ Hội Thánh chưa bao giờ chỉ đến một tòa nhà thực sự trong Tân Ước. Đức Chúa Giê-su Christ, Đấng mà những hòn đá khác được kết nối với, ban sự hiệp một cho cấu trúc và là hòn đá góc nhà (1 Cô-rinh-tô 3:11; Ê-phê-sô 2:20).

Đức Chúa Trời ngự ở đó chính là điều khiến Hội Thánh nên thánh. Hội Thánh là nơi ngự vào của Đức Chúa Trời trong vòng dân sự qua Đức Thánh Linh (Ê-phê-sô 2:22; 1 Cô-rinh-tô 3:16).

Kết Luận

Không chỉ là các thuật ngữ miêu tả tương tự được áp dụng cho Đấng Christ và các Cơ Đốc Nhân, nhưng Hội Thánh và Đấng Christ được đem vào trong sự hiệp một thân thiết nhất trong Ê-phê-sô, đặc biệt trong các thuật ngữ miêu tả được nghiên cứu trong bài học này. Các đặc ân cao quý này của Hội Thánh là các đặc ân của Hội Thánh chỉ có “trong Đấng Christ.” Hội Thánh không có một tầm quan trọng độc lập, hay nó cũng không phải một phần phụ thuộc không quan trọng tương đối với Đấng Christ. Nó có một tầm quan trọng thuộc linh hết mức qua sự hiệp một với Đấng Christ. Trong mối quan hệ với Đấng Christ, đó là thân thể, cô dâu và nhà. Miễn là nó ở trong sự vâng phục Ngài và trong sự hiệp nhất với Ngài, thì nó vẫn có được tầm quan trọng lớn nhất. Nhưng Hội Thánh đánh mất tầm quan trọng của nó khi không vâng phục thẩm quyền của Đấng Christ và tìm cách để có được thẩm quyền của chính nó. Vậy tất cả những gì một người làm cho Đấng Christ thì người đó làm “trong Hội Thánh.” Và Hội Thánh luôn luôn giữ được các mối quan hệ với Đấng Christ không chỉ khi nó được nhóm lại. Các hình ảnh này bày tỏ thêm tầm quan trọng của mối quan hệ của cá nhân Cơ Đốc Nhân với những người khác trong thân thể. Đạo Đấng Christ nhấn mạnh trách nhiệm cá nhân, nhưng nó không phải là tôn giáo mang tính cá nhân về căn bản như một vài người xem nó như vậy. Mối quan hệ cá nhân của một người với Đấng Christ liên quan đến một tình đoàn kết tập thể trong thân thể.

Các hình ảnh này về Hội Thánh và những người khác được tìm thấy trong Tân Ước được tiếp tục sử dụng trong văn chương Cơ Đốc Nhân ban đầu sau Tân Ước. Cách sử dụng của họ miêu tả về tầm quan trọng nối tiếp của Hội Thánh trong suy nghĩ của Cơ Đốc Nhân ban đầu và sự nhận biết về mối quan hệ của Hội Thánh với Đấng Christ.

Các Câu Hỏi Ôn Tập

  1. Thảo luận về ý nghĩa của từ Hy Lạp ekklesia.
  2. Có một sự nhấn mạnh về việc “ được kêu gọi ra” trong cách sử dụng thực sự của từ tiếng Hy Lạp không? Nét đặc biệt này của Hội Thánh chắc chắn được lập như thế nào?
  3. Với sự hỗ trợ phù hợp xem xét các cách sử dụng khác nhau của Hội Thánh trong Tân Ước.
  4. Kể tên một vài hình ảnh của Hội Thánh không được thảo luận trong bài học này.
  5. Từ bối cảnh Hê-bơ-rơ, điều gì là sự nhấn mạnh trong tư tưởng về Đấng Christ như là đầu của Hội Thánh?
  6. Một vài bài học nào được dạy bởi cách miêu tả về Hội Thánh như thân thể của Đấng Christ?
  7. Một vài bài học nào được gợi ý bởi phép ẩn dụ về cô dâu được áp dụng cho Hội Thánh?
  8. Bối cảnh Cựu Ước nào để miêu tả về Hội Thánh như một đền thờ?
  9. Các bài học nào về bản chất của Hội Thánh mà sự định rõ “đền thờ” gợi ra?
  10. Tất cả cảc ảnh tượng có chung điều gì về mối quan hệ của Đấng Christ và Hội Thánh?

Leave a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Scroll to Top