HỘI THÁNH THEO TÂN ƯỚC

BÀI 10: CÔNG VIỆC CỦA HỘI THÁNH

“Được dựng nên trong Đức Chúa Giê-su Christ để làm việc lành” (Ê-phê-sô 2:10)

Các việc lành không sinh ra sự cứu rỗi cho con người hay đặt Đức Chúa Trời dưới một hình thức nghĩa vụ nào đó đối với con người. Nhưng những người được cứu làm việc. Các Cơ Đốc Nhân ở trong Đấng Christ để làm các việc lành (Ê-phê-sô 2:10). Hội Thánh tiếp tục sự hầu việc của Đức Chúa Giê-su trong thế gian. Hội Thánh là thân thể của Ngài, theo một cách là một sự mở rộng của chính Ngài trong thế gian. Công việc của Ngài được làm ngày nay qua dân sự của Ngài. Hội Thánh là một tổ chức thánh với một nhiệm vụ thánh.

Công việc của Hội Thánh là những gì mà các Cơ Đốc Nhân làm chung như một sự bày tỏ về đạo Đấng Christ của họ. Đó là những gì mà họ làm cùng với nhau “bởi vì họ là các Cơ Đốc Nhân.” Tân Ước không đưa ra một sự phân biệt rõ ràng giữa các cá nhân và Hội Thánh. Các thư tín được gửi đến các Hội Thánh nhưng nói về các việc làm của cá nhân (1 Cô-rinh-tô) hay gửi đến các cá nhân và nói về Hội Thánh (1 Ti-mô-thê và Gia-cơ). Hội Thánh là một nhóm của những người được cứu, và trong cách sử dụng Tân Ước thì Hội Thánh tồn tại và một người là một phần của Hội Thánh cho dù nó có nhóm lại hay không. Hội Thánh là sự bày tỏ về mặt nhóm hội của đạo Đấng Christ; nó là một phần không thể tránh được của việc “ở trong Đấng Christ.” Sự thờ phượng có thể được thực hiện một cách riêng tư hay trong Hội Thánh. Cũng vậy, công việc của Hội Thánh có thể được xem như một việc làm cá nhân hay việc làm tập thể của dân Chúa.

Tân Ước rõ ràng nhìn trước được sự hầu việc được làm bởi toàn bộ Hội Thánh, mặc dù nó cần thiết được tiến hành bởi các thành viên cụ thể (Công vụ các Sứ đồ 6:1; 11:28-29; Rô-ma 15:25-27; 1 Cô-rinh-tô 16:1-4). Nó miêu tả thêm về sự hầu việc là một vấn đề của trách nhiệm và sự chủ động cá nhân, mặc dù nó cũng là một sự đóng góp cho sự hầu việc toàn diện của Hội Thánh (Rô-ma 12:20; Ga-la-ti 6:2). Các cá nhân nên tham gia vào các công việc được thực hiện bởi Hội Thánh , nhưng người đó không bởi đó mà được thoát khỏi trách nhiệm hầu việc của chính mình như một Cơ Đốc Nhân riêng biệt; và Hội Thánh không thể tránh khỏi trách nhiệm của nó với lý do rằng đáp ứng các nhu cầu của những người khác là trách nhiệm riêng của các thành viên.

Chức Vụ Hầu Việc

Hầu hết những gì được viết ra về công việc của Hội Thánh được thực hiện từ một quan điểm thực tiễn. Mục đích ở đây phải nhìn vào nền tảng tín lý của sứ mệnh của Hội Thánh. Vì mục đích này, công việc của Hội Thánh có thể được kiểm chứng nhằm sinh lợi dưới tiêu đề của chức vụ hầu việc (diakonia). Nhóm từ “người hầu việc” (chấp sự), “chức vụ” và “cho người hầu việc” được sử dụng bởi người Hy Lạp cho việc làm của người ở hay thậm chí là nô lệ. Nó có thể được sử dụng theo một nghĩa bao quát về sự hầu việc chung được dành cho người khác hay theo một nghĩa thu hẹp là để hầu việc tại bàn hay chăm sóc các nhu cầu thuộc thể. Tân Ước tiếp tục các cách sử dụng không làm cho đặc biệt này. Nhưng mối quan tâm của chúng ta là trong các cách sử dụng về chuyên môn, tín lý của các từ. Ở đây thêm một lần nữa có một ý nghĩa bao quát của sự hầu việc của Đấng Christ với dân sự (Mác 10:45; Lu-ca 22:37) và của sự hầu việc của dân sự với Đức Chúa Trời (2 Cô-rinh-tô 6:4), với Đấng Christ (2 Cô-rinh-tô 11:23), với các anh em đồng đạo hay Hội Thánh nói chung (Mác 9:35; Ma-thi-ơ 23:11; Cô-lô-se 1:25). Trong Tân Ước, cũng có một cách sử dụng chuyên môn thu hẹp của nhóm từ, chỉ đến sự trợ cấp các nhu cầu thuộc thể và vật chất của các Cơ Đốc Nhân khác (Ma-thi-ơ 25:44; Rô-ma 15:25; Công vụ các Sứ đồ 6:2; 2 Cô-rinh-tô 8:19-20) và cho sự hầu việc của việc truyền giảng Tin Lành (Công vụ các Sứ đồ 6:4; 2 Cô-rinh-tô 3:6; Cô-lô-se 1:23; 1 Ti-mô-thê 4:6). Phép phân tích có thể được thực hiện một cách bao quát, vì các từ này xuất hiện trên một trăm lần trong Tân Ước.

Vậy “sự hầu việc” là thuật ngữ bao hàm toàn diện cho “công việc” của Hội Thánh. Điều đáng lưu ý đó là các thuật ngữ tương tự miêu tả sự hầu việc của Đức Chúa Giê-su và sự hầu việc của Cơ Đốc Nhân trong thế gian. Cũng đáng chú ý đó là một từ bình thường không trang trọng đã được đề cao với sự kêu gọi cao nhất của Đức Chúa Giê-su Christ. Công việc của Hội Thánh là một việc làm của sự vâng phục. Tôi tớ hầu việc như mình được truyền lệnh. Tôi tớ không sắp đặt các việc làm của mình. Tôi tớ cũng không cần phải biện hộ cho các việc làm của mình trong sự hầu việc hay nhận trách nhiệm cho các kết quả. Chủ của tôi tớ lo điều đó. Và không có động cơ thứ hai cho sự vâng phục; vâng phục là đủ rồi.

Đấng Christ là người như thế nào và chức vụ mà Ngài thực hiện quyết định tất cả các chức vụ Cơ Đốc Nhân. Ngài nhận lấy thân phận của loài người chúng ta toàn bộ trên mình Ngài – tất cả vì một mục đích cứu chuộc và tái sinh. Như Hội Thánh nhận được bản chất của nó từ Đức Chúa Giê-su, nên bản chất của chức vụ trong Hội Thánh cũng được quyết định bởi Chúa của Hội Thánh.

Theo thông lệ, để phân loại công việc của Hội Thánh thành ba tiêu đề bao quát: truyền giáo, từ thiện và gây dựng. Các dạng này của chức vụ là phụ thuộc qua lại lẫn nhau, và các sự khác biệt có một chút không tự nhiên, nhưng có ích lợi trong việc bày tỏ chức vụ của Hội Thánh được bắt nguồn từ Đức Chúa Giê-su như thế nào.

Sự Truyền Giáo

Sự hầu việc cá nhân của Đấng Christ được định rõ đặc điểm bởi việc rao giảng Tin Lành (Mác 1:14-15; Lu-ca 4:18-19; Công vụ các Sứ đồ 10:36-37). Một số ám chỉ đến sự rao giảng và sự dạy dỗ của Ngài có trong tất cả các bảng tóm tắt về sự hầu việc trên đất của Ngài. Các sự chỉ dẫn của Ngài với các môn đồ của Ngài là hãy rao giảng Tin Lành (Ma-thi-ơ 28:18-20; Lu-ca 24:46-49). Hội Thánh ban đầu được tìm thấy có liên quan đến các hoạt động này (Công vụ các Sứ đồ 8:4).

Công việc rao giảng của Hội Thánh thời sứ đồ không chỉ là một tấm gương để được noi theo. Sự truyền giáo là huyết mạch của Hội Thánh. Đây chính là lý do cho sự tồn tại của nó – để truyền đạt thông điệp cứu rỗi của Chúa của Hội Thánh đến với một thế giới hư mất. Núi Sọ không trọn vẹn nếu không có lễ Ngũ Tuần. Sự bày tỏ của sự kiện – Đấng Christ phải được truyền đạt đến mọi người. Đại Mạng Lệnh là một việc làm của Đấng Christ đã sống lại. Nó được đặt trong trung tâm của các việc làm cứu chuộc của Ngài – sự chết, sự sống lại, sự thăng thiên và việc đổ Đức Thánh Linh xuống. Nó đến một cách thích hợp vào phần cuối và cao trào của các sách Tin Lành. Việc rao giảng của Tin Lành cung cấp sự chuyển tiếp giữa các khía cạnh thánh và con người của sự cứu rỗi. Nó thiết lập sự thông công trong Đấng Christ. Việc rao giảng là con đường đã được định của Đức Chúa Trời để kết hiệp việc làm cứu chuộc của Ngài trong Đấng Christ và sự chiếm hữu thuộc con người về sự rao giảng. Người đưa ra một sự giải thích và cách áp dụng trung tín về các thông điệp của Đức Chúa Trời là đang mang Lời của Đức Chúa Trời đến với mọi người.

Việc Từ Thiện

Chức vụ của Đức Chúa Giê-su có thể được tóm tắt như làm việc tốt cho những người khác (Ma-thi-ơ 4:23; 11:4-5; Công vụ các Sứ đồ 10:38). Ngài cho người đói ăn, chữa lành kẻ bệnh, và giải thoát mọi người khỏi ách của ma quỷ. Các việc làm như vậy là một sự bày tỏ rằng thời kỳ Đấng Mê-si đang được bắt đầu (Lu-ca 4:18-21). Đức Chúa Giê-su đã chỉ dẫn các môn đồ của Ngài một cách tương tự để quan tâm đến những người đang túng thiếu (Lu-ca 10:29-37; Ma-thi-ơ 25:31-46). Hội Thánh ban đầu đã chứng minh chính nó đáp lại những nhu cầu của con người (Rô-ma 12:1; 15:25-28; 2 Cô-rinh-tô 8-9; Gia-cơ 1:27). “Việc viếng thăm” người bệnh, kẻ bị tù, và nghèo túng theo ngôn ngữ Kinh Thánh không có nghĩa là một “lời kêu gọi mang tính xã hội,” nhưng là một sự hầu việc cho các sự cần dùng.

Hội Thánh Tân Ước giải tỏa sự khốn cực của con người nơi mà nó được tìm thấy và cơ hội để bày tỏ chính nó và không chỉ ở trong sự thông công của chính nó thôi. Các sự dạy dỗ của Đức Chúa Giê-su là rõ ràng (Ma-thi-ơ 5:43-48; 7:12; Lu-ca 10:23-37). Những sự chỉ dẫn đến các Hội Thánh cũng liên quan đến cùng loại tình yêu thương này cho tất cả mọi người (1 Tê-sa-lô-ni-ca 3:12; 5:15; Rô-ma 12:9, 14, 20; Ga-la-ti 6:10). Không có hạn chế nào được đặt ra cho việc thực hành lòng từ thiện của Cơ Đốc Nhân bởi Hội Thánh.

Một tình yêu thương (Ma-thi-ơ 19:22) mà không giúp đỡ người túng thiếu sẽ là “bằng lời nói” mà không phải “bằng việc làm và lẽ thật” (1 Giăng 3:18; so sánh Gia-cơ 2:14-17). Một người có thể cầu nguyện một cách siêng năng rằng “Xin ban chúng tôi hôm nay đồ ăn đủ ngày” (Ma-thi-ơ 6:11) và loại trừ những người khác khỏi việc cầu xin.

Sự giúp đỡ này sẽ bao gồm tất cả các nhu cầu của con người – chẳng hạn như tấm gương của Đức Chúa Giê-su và điều đó được bao gồm trong sự dạy dỗ của Ma-thi-ơ 25:31-46. Các nhu cầu của con người có thể bao gồm những điều tất yếu của cuộc sống, bệnh tật, hay các vần đề về tinh thần và cảm xúc. Dường như không có cách nào để Hội Thánh có thể mặc cho kẻ trần truồng nhưng lại không thể chăm sóc cho người bệnh, hay nói rằng Hội Thánh có thể cho người đói ăn nhưng lại không thể nuôi dưỡng sự lớn lên về cảm xúc hay tư vấn các vấn đề hôn nhân.

Các Cơ Đốc Nhân ngày nay thiếu các sức mạnh siêu nhiên của Đức Chúa Giê-su để chữa lành và đuổi quỷ, nhưng trong các sự ban cho và các tài nguyên của họ thì họ có thể hầu việc người bệnh và chống lại các sức mạnh của ma quỷ.

Sự Gây Dựng

Đức Chúa Giê-su dành nhiều thời gian để chỉ dạy các môn đồ của Ngài, như trong Ma-thi-ơ 5-7. Ngài thường tìm cách để tránh xa đám đông để có thể được một mình với các môn đồ của Ngài và dạy họ các sự mầu nhiệm của vương quốc mà mọi người vẫn chưa sẵn sàng cho nó. Ngài đã chỉ các môn đồ này không chỉ rao giảng, mà còn phải dạy tất cả những gì mà Ngài đã dạy họ (Ma-thi-ơ 28:19-20). Hội Thánh thời sứ đồ sau đó thực hiện nhiệm vụ của việc giáo dục Cơ Đốc Nhân, gây dựng đức tin (Ê-phê-sô 4:11-16; 2 Phi-e-rơ 1:1-10; Ga-la-ti 6:6). Điều này cũng là một phạm trù bao quát của sự dạy dỗ đáng quan tâm, đang hoàn thiện, toàn bộ phạm vi của sự giáo dục Cơ Đốc Nhân, và phát triển các môn đồ thành ảnh tượng của Đấng Christ.

Một Vài Ngụ Ý

Hội Thánh không thể ở trong Đấng Christ trừ khi nó ở trong Ngài trong tất cả sự hầu việc của Ngài, trong tất cả sự tự hiến của Ngài, trong việc đáp ứng các nhu cầu về mọi mặt của loài người, dù là về thuộc linh hay thuộc thể. Hội Thánh Đấng Christ phải tiếp tục công việc của Đấng Mê-si. Các thành viên của nó được xức dầu và thánh hóa cho sự hầu việc trong phép báp-têm của họ, khi họ được sát nhập vào trong Đấng Christ và nhận Đức Thánh Linh.  Sự thánh hóa này của tất cả các thành viên không loại trừ một thẩm quyền đặc biệt nào của một số thành viên cho một số trách nhiệm nào đó thay mặt cho toàn thể. Nhưng nó nhấn mạnh rằng tất cả đều chia sẻ sự tự hiến của Đức Chúa Giê-su cho nhân loại.

Tất cả các cụm từ về công việc của Hội Thánh – sự truyền giáo, làm từ thiện, hay sự gây dựng – là một sự hầu việc hay một chức vụ. Khi những người dâng hiến hay những người thi hành các sự hầu việc này bị cám dỗ về tầm quan trọng cá nhân hay tính kiêu ngạo, thì công việc của họ không còn là một chức vụ như được định bởi tiêu chuẩn của Đức Chúa Giê-su. Chính Hội Thánh là nghèo túng và sống bởi ân điển và các sự ban cho của Đức Chúa Trời. Vì vậy, nó không thể bảo trợ những người mà nó rao giảng cho hay những người mà nó giúp đỡ. Bất kể là ơn phước gì mà Hội Thánh dành cho đều không đến từ chính bản thân nó. Hội Thánh đối xử với mỗi một người như một người, vì Hội Thánh nhìn thấy Đấng Christ trong họ (Ma-thi-ơ 25:35-45). Khi Hội Thánh thực hiện công việc của nó, thì không cần phải có kèn kêu lên (Ma-thi-ơ 6:2) dù là trước hay sau đó. Nếu dường như có sự mâu thuẫn giữa Ma-thi-ơ 5:16 và 6:1, thì hãy nhớ sự khác biệt khủng khiếp giữa việc làm vinh hiển Đức Chúa Trời và nịnh bợ con người.

Các chức năng này vốn có trong bản chất của Hội Thánh, như Hội Thánh của Đấng Christ. Vì vậy, các chức năng này, và các chức vụ để thực hiện chúng (những nhà truyền giáo, các chấp sự, các giáo sư), là cố định trong Hội Thánh (xem thêm bài 12). Các công việc này của sự truyền giáo, làm từ thiện, và sự gây dựng tiếp tục để định rõ đặc điểm sự hầu việc của Hội Thánh qua các đời.

Các Câu Hỏi Ôn Tập

  1. Chức vụ tập thể của Hội Thánh khác với chức vụ cá nhân của các Cơ Đốc Nhân như thế nào?
  2. Bản chất của Hội Thánh (bài 3 và 4) quyết định công việc của Hội Thánh như thế nào?
  3. Với sự giúp đỡ của một sách dẫn, được giải thích chi tiết về các cách sử dụng khác nhau của các từ chức vụ hoặc sự hầu việc (diakonia), để phục vụ (diakonein), và tôi tớ, người hầu việc hay chấp sự (diakonos).
  4. Ba công việc chính truyền thống của Hội Thánh là gì? Bạn có thấy đây là một sự phân loại đầy đủ không?
  5. Thiết lập sự cần thiết của mỗi công việc chính từ việc làm của Đức Chúa Giê-su, các chỉ dẫn mà Ngài ban cho các môn đồ của Ngài, và ví dụ của Hội Thánh Tân Ước.
  6. Các hoạt động nào được bao gồm trong công việc từ thiện của Đức Chúa Giê-su? Cái gì có thể được bao gồm một cách chính đáng trong sự hầu việc của Hội Thánh?
  7. Theo cách nào mà tất cả các Cơ Đốc Nhân đều hầu việc?
  8. Một vài hoạt động có thể được bao gồm trong chương trình giáo dục là gì?
  9. Hội Thánh phải cư xử với những người mà mình hầu việc như thế nào? Với những người mà mình rao giảng?
  10. Cách diễn đạt thích hợp về mối quan hệ công khai liên quan đến chương trình của một Hội Thánh là gì?

Leave a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Scroll to Top