BÀI 3: ĐẤNG CHRIST VÀ CÁC CƠ ĐỐC NHÂN
“Các môn đồ được gọi là Cơ-rê-tiên (Cơ Đốc Nhân).”
(Công vụ các Sứ đồ 11:26).
Thuật Ngữ Theo Cựu Ước
Bản chất của Hội Thánh ăn sâu vào trong các khái niệm Cựu Ước về dân sự của Đức Chúa Trời. Sự tiếp tục với Tân Ước và chấm dứt với Cựu Ước cả hai đều được tỏ ra bởi cách mà ngôn ngữ Cựu Ước được sử dụng để chỉ đến các Cơ Đốc Nhân. Tân Ước sử dụng các từ tương tự mà đã sử dụng cho dân sự của Đức Chúa Trời trong Cựu Ước nhưng dùng chúng cho các Cơ Đốc Nhân. Các Cơ Đốc Nhân là “dân Y-sơ-ra-ên của Đức Chúa Trời” (Ga-la-ti 6:16).
Các diễn đạt của Xuất Ê-díp-tô 19:5-6, khi thỏa thuận về giao ước tại Si-nai được thực hiện giữa Đức Chúa Trời và Y-sơ-ra-ên, được sử dụng trong 1 Phi-e-rơ 2:9 để chỉ đến Hội Thánh – các Cơ Đốc Nhân là một “chức thầy tế lễ nhà vua,” “một dân thánh,” “dân sự của chính Đức Chúa Trời.” Vậy, dân sự của Đức Chúa Trời tiếp tục với các Cơ Đốc Nhân. Sự làm trọn thật sự của sự dạy dỗ trong Cựu Ước được tìm thấy trong dân Y-sơ-ra-ên thuộc linh: những gì mà được nói trước đây về dân sự của Đức Chúa Trời giờ đây được nói về Hội Thánh. “Vì những kẻ bởi Y-sơ-ra-ên sanh hạ, chẳng phải vì đó mà hết thảy đều là người Y-sơ-ra-ên. Cũng không phải vì là dòng dõi của Áp-ra-ham thì hết thảy đều là con cái người” (Rô-ma 9:6-7). “Chính chúng ta là kẻ chịu phép cắt bì thật, là kẻ cậy Thánh Linh Đức Chúa Trời mà hầu việc Đức Chúa Trời” (Phi-líp 3:3). “Vì người nào chỉ bề ngoài là người Giu-đa, thì không phải là người Giu-đa, còn phép cắt bì làm về xác thịt ở ngoài, thì không phải là phép cắt bì” (Rô-ma 2:28).
Sự tự giác này tuyên bố nối tiếp dân Y-sơ-ra-ên cũ là rõ ràng trong các cách sử dụng từ ngữ khác. Các Cơ Đốc Nhân là “phần sót lại công bình” mà Ê-sai đã viết về. Vì vậy Phao-lô trong Rô-ma 9:27-29 đã trích Ê-sai 10: 22-23 và 1:9 về phần sót lại mà sẽ được cứu. Các Cơ Đốc Nhân cũng là dân sự của giao ước mới được nói tiên tri bởi Giê-rê-mi (31:31-34) như có thể được nhìn thấy bởi cách diễn đạt của Phao-lô về một “giao ước mới” trong 2 Cô-rinh-tô 3:6-18 và trích dẫn của Giê-rê-mi trong Hê-bơ-rơ 8:6-13. Các Cơ Đốc Nhân cũng là “các thánh của Đấng Rất Cao” được nhắc đến trong Đa-ni-ên (7:22) là những người mà có được “nước” (Khải huyền 1:6, 9; Rô-ma 14:17).
Danh Xưng Cơ Đốc Nhân
Như đã học lúc trước, Hội Thánh làm trọn sự mong đợi của Cựu Ước về “những ngày sau rốt.” Đấng Mê-si (Đấng Christ) không tách biệt khỏi dân sự của Ngài. Đức Chúa Giê-su đã chỉ đến mối quan hệ gần gũi giữa Ngài và dân sự của Ngài trong Ma-thi-ơ 25:31-46, khi Ngài tuyên bố những gì được làm cho anh em của Ngài là được làm cho Ngài và ngược lại.
Sự thật này được nhìn thấy rất sinh động trong những đề tài về Đấng Mê-si mà cũng là các danh xưng của dân sự của Ngài. Có rất nhiều thuật ngữ liên quan đến Đấng Mê-si mà cũng được sử dụng cho dân sự của Ngài.
Vậy, ví dụ, các Cơ Đốc Nhân mang danh xưng của Đấng Christ. Thuật ngữ “Cơ-rê-tiên” có nghĩa là “của, hay thuộc về, Đấng Christ.” Nó được hình thành từ “Đấng Christ” và một hậu tố Latin ianus mà, dưới Đế chế Rô-ma, thường được mượn trong tiếng Hy Lạp. Hậu tố này ngụ ý rằng một người thuộc về người mà danh kết đuôi được thêm vào danh của người đó. Vậy nó phục vụ như một sự thay thế đặc biệt thuộc sở hữu cách, cụm từ tiếng Hy Lạp tốt hơn “những người của Đấng Christ” thì phổ thông hơn – 1 Cô-rinh-tô 1:12; 15:23; Ga-la-ti 5:24. Dạng hình thành từ này được sử dụng chủ yếu, một trong những hướng dẫn so sánh là từ Caesarianus, theo nghĩa đen là một người thuộc về Sê-sa, một định nghĩa cho một nô lệ của hoàng đế. Những người “Ceasarians” này thường có những vị trí chính trị quan trọng dưới Hoàng đế. Vậy các Cơ Đốc Nhân là những người hầu việc của Đấng Mê-si, danh xưng của họ là một tước hiệu hoàng gia. Danh xưng “Cơ Đốc Nhân” lần đầu tiên được sử dụng ở An-ti-ốt (Công vụ các Sứ đồ 11:26), và điều đó có thể quan trọng, vì tại An-ti-ốt thuyết phổ biến về một dân sự mới của Đức Chúa Trời gồm những người Giu-đa và Hy Lạp được nhận biết đầu tiên. Từ “xưng” trong Công vụ các Sứ đồ 11:26 thường được sử dụng cho các sự bày tỏ thánh (như trong Ma-thi-ơ 2:12) và có thể gợi ý một sự xưng hô thánh về danh xưng của Ngài cho dân sự của Chúa.
Đức Chúa Giê-su là “Đấng được xức dầu” (Đấng Christ), nhận được việc xức dầu của Đức Thánh Linh tại phép báp-têm của Ngài (Ma-thi-ơ 3:16 và các đoạn tương tự). Vậy được trang bị, Đức Chúa Giê-su đã thực hiện nhiệm vụ Đấng Mê-si của Ngài. Chỉ với sự sống lại của Ngài thì Ngài đã thực hiện được công việc của Đấng Mê-si, cho nên sau đó Đức Chúa Trời là khiến Ngài thành “Chúa và Đấng Christ” (Công vụ các Sứ đồ 2:36) và “được tỏ ra là Con Đức Chúa Trời có quyền phép” (Rô-ma 1:4). Thậm chí các Cơ Đốc Nhân mang danh của Đấng Christ “đã chịu xức dầu từ nơi Đấng Thánh” (1 Giăng 2:20), giống như Chúa của họ, không phải bằng dầu, mà bằng Đức Thánh Linh (2 Cô-rinh-tô 1:21-22). Các tác giả Cơ Đốc Nhân ban đầu không do dự để nói về các Cơ Đốc Nhân như “các Đấng Christ bé nhỏ.”
Các Danh Xưng Khác
Đức Chúa Giê-su như Đấng Mê-si là Vua (Giăng 19:14; Lu-ca 19:38; Mác 11:9-10; Khải huyền 19:16). Vì vậy dân sự của Ngài ở trong nước Ngài (Cô-lô-se 1:13). Khái niệm cơ bản về nước không phải là “lãnh địa,” như chúng ta thường nghĩ đến trong tiếng Anh, nhưng “sự cai trị.” “Nước của Đức Chúa Trời” được tuyên bố bởi Đức Chúa Giê-su trong các sách Tin Lành chỉ đến quyền cai trị của vua, hay thẩm quyền nhà vua, của Đức Chúa Trời. Sức mạnh nhà vua này của Đức Chúa Trời thực thi qua Đấng Christ tạo nên một dân sự, Hội Thánh. Vậy những ai ở trong Đấng Christ đều dự phần trong vương quốc của Ngài (Khải huyền 1:4-9) và vì vậy ở trong các chức năng thuộc Đấng Mê-si của Ngài (“các thánh đồ sẽ xét đoán thế gian,” 1 Cô-rinh-tô 6:2; 2 Ti-mô-thê 2:12).
Đức Chúa Giê-su cũng là thầy tế lễ (Hê-bơ-rơ 7:11-8:7; 9:11-14, 23-28; 10:11-14). Vậy dân sự của Ngài hình thành nên một dòng thầy tế lễ (Khải huyền 1:6; 1 Phi-e-rơ 2:5, 9).
Vương quốc và dòng thầy tế lễ là các khái niệm chung. Một số trong các danh hiệu thuộc Đấng Mê-si riêng biệt của Đức Chúa Giê-su cũng được sử dụng cho các Cơ Đốc Nhân. Đức Chúa Giê-su là “Đấng Được Bầu Chọn,” hay “Đấng Được Lựa Chọn” (Lu-ca 23:35; 1 Phi-e-rơ 2:4). Các Cơ Đốc Nhân là “những người được bầu chọn,” hay “những người được lựa chọn” (Cô-lô-se 3:12; Rô-ma 8:33; Khải huyền 17:14). Đức Chúa Giê-su là “Đấng Thánh” của Đức Chúa Trời (Mác 1:24; Giăng 6:69; Công vụ các Sứ đồ 3:14). Các Cơ Đốc Nhân là “những người thánh,” hay “các thánh đồ” (Rô-ma 16:15; 2 Cô-rinh-tô 1:1; Ê-phê-sô 5:3). Đức Chúa Giê-su là “Con Yêu Dấu” của Đức Chúa Trời (Ma-thi-ơ 3:17; Lu-ca 9:35; so sánh với Ê-phê-sô 1:6). Các Cơ Đốc Nhân là những người yêu dấu” của Đức Chúa Trời (Rô-ma 1:7; Ê-phê-sô 5:1).
Mối quan hệ giữa Đấng Christ và các Cơ Đốc Nhân có thể được minh họa thêm bởi các thuật ngữ “con” và “các con.” Đức Chúa Giê-su là “Con của Đức Chúa Trời” (Giăng 1:18), và các Cơ Đốc Nhân cũng là “các con” (Lu-ca 6:35; Rô-ma 8:14). Ngài là Đấng Sanh Trước Nhất (Cô-lô-se 1:15), và Hội Thánh được dựng lên từ “các con trưởng” mà được ghi tên trong các từng trời (Hê-bơ-rơ 12:23). Ga-la-ti 3:26-27 nói rõ ràng làm thế nào mà dân sự trở thành các con. Phép báp-têm “vào trong Đấng Christ” có nghĩa là một người được “đặt vào Đấng Christ,” người đó ở “trong Đức Chúa Giê-su Christ.” Nếu một người ở trong Đấng Christ, thì người đó là của Đấng Christ cho nên bản chất của Đấng Christ trở nên bản chất của người đó. Vì Đấng Christ là Con, nên Cơ Đốc Nhân dự quyền làm con với Ngài.
Nguyên lý tương tự có thể được áp dụng với các danh xưng khác ở trên. Một mục lục sẽ bày tỏ nhiều đoạn trích khác ngoài những đoạn được nêu ra trong các ví dụ. Nhưng lưu ý cách sử dụng kiên định. Từ tương tự được sử dụng trong cách diễn đạt gốc cho cả Đấng Christ và các Cơ Đốc Nhân, một sự thật mà đôi khi gây khó hiểu trong các sự dịch nghĩa. Nhưng với một vài ngoại lệ, số ít được sử dụng độc quyền cho Đấng Christ, và số nhiều được sử dụng cho dân sự của Ngài. Các sử dụng từ này bày tỏ sự khác nhau giữa Đấng Christ và các Cơ Đốc Nhân – Ngài là Con, Con Yêu Dấu, Đấng Thánh và Đấng Được Chọn phi thường và duy nhất của Đức Chúa Trời. Một Cơ Đốc Nhân như một cá nhân không có phẩm chất này trong mối quan hệ với Đức Chúa Trời. Nhưng sự thật rằng từ tương tự được sử dụng cho họ bày tỏ sự liên kết của các môn đồ với Thầy của họ. Những gì được nói về Ngài là đúng với dân sự của Ngài. Họ là các con, những người yêu dấu, các thánh đồ, và những người được chọn. Nhưng những điều này không đúng với bản chất của chính họ. Họ chỉ đúng qua việc hiệp một với Ngài, chỉ “trong Đấng Christ.” Hội Thánh có được bản chất của nó từ Đấng Christ, nhưng Hội Thánh không phải là Đấng Christ. Nếu Hội Thánh cố gắng để có thẩm quyền của chính nó, thì nó sẽ quên mất mối quan hệ này.
Kết quả của việc nghiên cứu này rất quan trọng đối với bản chất của Hội Thánh. Chúa thể nào thì Hội Thánh thể đó. Bản chất của Hội Thánh là phát sinh. Hội Thánh là như thế chỉ bởi vì Đấng Christ là như thế. Các Cơ Đốc Nhân là những người tham dự vào bản chất của Ngài mà họ thuộc về. Hơn thế, đây không phải là một phẩm chất mang tính cá nhân. Họ là các thánh đồ và con, những người được yêu dấu và được chọn, chỉ mang tính tập thể, không phải cá nhân. Vậy trong Tân Ước các Cơ Đốc Nhân được chỉ đến như “các thánh đồ,” nhưng chưa bao giờ một Cơ Đốc Nhân duy nhất được gọi là một “thánh đồ.” Phẩm chất như vậy được sở hữu không chỉ bởi vì người đó là một phần của Hội Thánh, dân sự được nhóm lại của Đức Chúa Trời. Tất cả các phẩm chất được chia sẻ với Đấng Christ chỉ có “trong Ngài.” Một người là một “thánh đồ,” hay bất cứ danh xưng nào trong các danh xưng khác này, không phải với vì bất cứ điều gì mà người đó làm hay đã làm, nhưng bởi vì người đó có được phẩm chất này từ Đấng Christ. Dĩ nhiên, nhiệm vụ của cuộc đời Cơ Đốc Nhân là phải trở nên mới hoàn toàn bởi sự ban cho của Đấng Christ với chúng ta. Bản chất của các Cơ Đốc Nhân là bản chất của Đấng Christ; nhưng điều này không có được một cách độc lập, mà nó chỉ bởi sự hợp nhất trong Ngài.
“Vì Đấng làm nên thánh và kẻ được nên thánh, đều bởi một Cha mà ra. Cho nên Ngài không thẹn mà gọi những kẻ đó là anh em” (Hê-bơ-rơ 2:11).
Đó là một cách sử dụng mới và không theo Kinh Thánh để chỉ rõ từ “thánh đồ” như một danh hiệu chỉ đến một giai cấp đặc biệt của “các Cơ Đốc Nhân siêu việt.” Kinh Thánh chưa bao giờ nói về “Thánh Ma-thi-ơ,” “Thánh Phao-lô,” “Thánh Ê-li-xa-bét,” hay những người khác. Cách sử dụng của “Thánh đồ” như một danh hiệu chỉ thuộc về mình Đấng Christ thôi, “Đấng Thánh” (Giăng 6:69), và những cá nhân này, như tất cả các Cơ Đốc Nhân, là các thánh đồ, “các đấng thánh,” bởi việc được hiệp một với Ngài. Các danh xưng khác của Đấng Christ và các Cơ Đốc Nhân không bị lạm dụng như vậy, nhưng nguyên tắc tương tự áp dụng cho chúng.
Đoạn trích mà có thể nêu ra tốt nhất ý tưởng chính của bài học này là cuộc thảo luận của Đức Chúa Giê-su xây dựng quanh ý tưởng, “Ta là gốc nho và các ngươi là nhành nho” trong Giăng 15:1-11. Trong một nghịch lý thuộc linh, Đức Chúa Giê-su là toàn bộ cây nho, cũng như Ngài là toàn bộ Hội Thánh, nhưng dân sự của Ngài là các cành của cây nho. Họ nhận được sự sống của mình từ Ngài và sanh trái trong Ngài; tách khỏi Ngài họ không còn là của cây nho nữa. Họ có sự sống, những gì mà họ có được chỉ bởi ở trong sự hiệp một với Đấng Christ. Đấng Christ tạo ra các phần mở rộng từ Ngài. Nơi nào Đấng Christ ở, thì nơi đó là Hội Thánh.
Đấng Christ trong một việc làm của ân điển mở rộng các phẩm chất của Ngài cho dân sự của Ngài cho nên họ nhận được thân phận của Ngài như một sư ban cho trước Đức Chúa Trời. Hội Thánh có được bản chất của nó cũng như nguồn gốc của nó (bài 2) từ Đấng Christ.
Các Câu Hỏi Ôn Tập
- Cách sử dụng Tân Ước của thuật ngữ Cựu Ước cho dân sự của Đức Chúa Trời bày tỏ về cả một sự nối tiếp và một sự không nối tiếp giữa Cựu Ước và Tân Ước như thế nào?
- Một vài định nghĩa Cựu Ước nào cho dân sự của Đức Chúa Trời được sử dụng trong Tân Ước về Hội Thánh?
- Ý nghĩa của từ Cơ Đốc Nhân là gì? Nguồn gốc của từ là gì? Từ này nói gì về bản chất của môn đồ của Đức Chúa Giê-su?
- Bằng chứng nào cho “Cơ Đốc Nhân” là một danh xưng thánh được ban cho? Các cách giải nghĩa khác đã được bày tỏ của Công vụ các Sứ đồ 11:26 là gì?
- Từ “nước” có nghĩa gì trong cách sử dụng theo Kinh Thánh (so sánh bài 13)?
- Các Cơ Đốc Nhân cá nhân đã bao giờ được gọi là các thầy tế lễ trong Tân Ước không?
- Một vài danh xưng được dự phần chung bởi Đấng Christ và dân sự của Ngài là gì? Kiểm tra một mục lục để xem có bất cứ danh xưng nào trong chúng đã từng được sử dụng theo số ít cho các Cơ Đốc Nhân không.
- Làm thế nào để một người tham dự vào các phẩm chất này của Đức Chúa Giê-su?
- Tầm quan trọng của các danh xưng được chia sẻ này cho bản chất của Hội Thánh là gì? Hội Thánh giống và khác Đấng Christ như thế nào?
- Cách sử dụng hiện đại của từ “Thánh” như một danh hiệu mang tính cá nhân khác với cách sử dụng theo Kinh Thánh như thế nào?
- Sự dạy dỗ quan trọng nào về bản chất của Hội Thánh và mối quan hệ của Đấng Christ với các Cơ Đốc Nhân có trong Giăng 15:1-11?