HỘI THÁNH THEO TÂN ƯỚC

BÀI 2: SỰ THÀNH LẬP CỦA HỘI THÁNH

“Ta sẽ lập Hội Thánh ta.”

(Ma-thi-ơ 16:18)

Lời Hứa Của Đức Chúa Giê-Su

Trong suốt sự hầu việc cá nhân của Đức Chúa Giê-su, Ngài đã đặt nền cho Hội Thánh và chuẩn bị các hạt nhân của một nhóm hội. Như một thầy giáo có thẩm quyền, Ngài ban hành một luật pháp mới (Ma-thi-ơ 5-7) và tuyên bố bằng lời nói và việc làm về tầm quan trọng của bản thân Ngài đối với nước của Đức Chúa Trời (Ma-thi-ơ 12:28; 16:28; 10:32-33). Bởi đức tin con người được gắn kết với Ngài. Ngài nhóm lại các môn đồ và được gọi là mười hai sứ đồ (Mác 3:14) để là nền tảng của một Y-sơ-ra-ên mới (Ma-thi-ơ 19:28), thậm chí khi Y-sơ-ra-ên cũ đã ra từ 12 tổ phụ (Sáng thế ký 35:9-26).

Các hoạt động như thế bởi Đức Chúa Giê-su đã khơi ra cuộc tranh luận về đặc tính của Ngài (Ma-thi-ơ 11:2-3; Giăng 10:24). Đó là trong một ngữ cảnh tranh luận như vậy về đặc tính của Đức Chúa Giê-su mà Phi-e-rơ đã đưa ra sự xưng nhận của ông rằng Đức Chúa Giê-su là Đấng Mê-si (Ma-thi-ơ 16:13-16). Sau đó Đức Chúa Giê-su đưa ra lời hứa rằng, “Ta sẽ lập Hội Thánh ta trên đá nầy” (Ma-thi-ơ 16:18). Bản chất Mê-si của Đức Chúa Giê-su là nền tảng của Hội Thánh.

Khi Đức Chúa Giê-su làm rõ ràng trong rất nhiều đoạn trích, bản chất Mê-si dành cho Ngài, trái ngược với ý nghĩa của nó đối với nhiều người Giu-đa lúc bấy giờ, rằng Ngài phải chết và được sống lại. Quan sát thấy rằng đó là ngay sau sự xưng nhận của các môn đồ rằng Đức Chúa Giê-su thực ra là Đấng Christ được tìm kiếm từ lâu thì Ngài đã dạy họ điều này có nghĩa gì – tức là, Ngài “phải đi đến thành Giê-ru-sa-lem, phải chịu tại đó nhiều sự khốn khổ bởi những người trưởng lão, thầy tế lễ cả, cùng thầy thông giáo, và phải bị giết, đến ngày thứ ba phải sống lại” (Ma-thi-ơ 16:21). Xem xét thêm Lu-ca 24:45-46. Trước khi dân sự thuộc Đấng Mê-si có thể được kêu gọi vào một sự tồn tại riêng biệt thì Đức Chúa Giê-su phải làm trọn công việc này của Đấng Mê-si.

Đó là sự chết của Đấng Christ như Tôi Tớ khốn khổ là Đấng Mê-si (Ê-sai 53) mà khiến Ngài trở thành nền tảng của Hội Thánh. Một vài đoạn trích Tân Ước bày tỏ các đáp án về sự chết của Đức Chúa Giê-su bởi cách sử dụng của chúng về các trích dẫn “hòn đá” hay “đá” từ Cựu Ước. Một “Đấng Christ bị đóng đinh” là một “hòn đá vấp ngã đối với dân Giu-đa” (1 Cô-rinh-tô 1:23). Nhưng điều này là theo lời tiên tri. Phi-e-rơ gom lại với nhau một chuỗi các trích dẫn trong 1 Phi-e-rơ 2:4-8. Đức Chúa Giê-su chính là “hòn đá sống, bị chối bỏ bởi con người nhưng được chọn và quý báu trong mắt Đức Chúa Trời” (các định nghĩa của Đấng Mê-si). Ngài là “đá góc được chọn lựa và quý báu” (Ê-sai 28:16). Ngài là “hòn đá bị các thợ xây loại ra”, Đấng mà “ Đức Chúa Trời đã làm thành đá đầu góc nhà” (Thi Thiên 118:22; Mác 12:10-11). Đối với những người không tin, Ngài là một “hòn đá sẽ làm cho họ vấp ngã” (Ê-sai 8:14). Phao-lô sử dụng đoạn trích cuối cùng trong Rô-ma 9:32-33. Sự chết của Đức Chúa Giê-su (công việc của Đấng Mê-si) làm cho Ngài thành hòn đá là nền của Hội Thánh. Đó là một hòn đá vấp ngã, bị chối bỏ bởi những người lãnh đạo Giu-đa, nhưng Đức Chúa Trời đã làm hòn đá đó thành đá đầu góc nhà. Đức Chúa Giê-su là đỉnh điểm cốt yếu của các mục đích của Đức Chúa Trời. Ngài là Đấng mà “những hòn đá sống” khác được liên kết lại trên đó và chúng có nguồn gốc từ đó. Vậy “chẳng ai có thể lập một nền khác ngoài nền đã lập, là Đức Chúa Giê-su Christ” (1 Cô-rinh-tô 3:11; so sánh với Ê-phê-sô 2:20-22).

Sự Làm Trọn Vào Ngày Lễ Ngũ Tuần

Đó là sự hướng dẫn đến từ sự mong chờ của Cựu Ước và lời hứa của Đức Chúa Giê-su đến Công vụ các Sứ đồ 2 và xem xét về nghĩa của sự làm trọn. Ở đó  chúng ta tìm thấy công bố công khai đầu tiên của Đức Chúa Giê-su như Đấng Christ (Công vụ các Sứ đồ 2:36). Đức Chúa Giê-su đã giải thích sự cần thiết của sự chết của Ngài (Lu-ca 24:45-46) và tuyên bố rằng các môn đồ của Ngài là “những người chứng kiến” (Lu-ca 24:48). Một người nên nhớ rằng Lu-ca và Công vụ các Sứ đồ về bản chất là hai phần của một công việc. Khi một người đọc liên tục từ chương cuối cùng của Lu-ca qua đến hai chương đầu tiên của Công vụ các Sứ đồ thì sự liên tục của các đề tài tương tự nổi bật lên. Vậy Đức Chúa Giê-su trong Công vụ các Sứ đồ 1:8 tuyên bố thêm rằng các môn đồ phải là “những người làm chứng … cho đến cùng trái đất.” Đây phải là nhiệm vụ của dân Y-sơ-ra-ên mới (Ê-sai 49:6; Công vụ các Sứ đồ 13:47; 26:23). Và vì vậy các môn đồ đưa ra bằng chứng của họ (Công vụ các Sứ đồ 2:32). Sau khi Phi-e-rơ rao truyền về sự chết và sự sống lại trong bài giảng của ông, ông tuyên bố rằng, “Đức Chúa Trời đã tôn Giê-su nầy, mà các ngươi đã đóng đinh trên thập tự giá, làm Chúa và Đấng Christ” (Công vụ các Sứ đồ 2:36). Trước thời điểm này mọi người đã xưng nhận đức tin trong Đức Chúa Giê-su, nhưng Đức Chúa Giê-su chưa cho phép họ rao truyền sự thật này (Ma-thi-ơ 16:20). Có lẽ lý do mà Đức Chúa Giê-su không muốn điều này được rao truyền cho đến bây giờ đó là Ngài vẫn chưa thực hiện công việc mà Ngài đến để làm là chết cho mọi người. Dù sao đi nữa, điều đó chỉ sau sự chết của Ngài thì Đức Chúa Trời mới “cất cái màn đi” và ủy thác cho các môn đồ của Đức Chúa Giê-su đi rao giảng nhân danh Ngài, và chỉ trong Công vụ các Sứ đồ 2 là lời công bố về bản chất Đấng Mê-si được nêu ra cho tất cả đều nghe.

Bản chất Đấng Mê-si được bày tỏ trong sự sống lại. Ngài “được tỏ ra là Con Đức Chúa Trời có quyền phép bởi sự sống lại của Ngài từ trong kẻ chết, , tức là Đức Chúa Giê-su Christ, Chúa chúng ta” (Rô-ma 1:4). Đấng Christ phải “chịu đau đớn dường ấy, ngày thứ ba sẽ từ kẻ chết sống lại” (Lu-ca 24:46). Gánh nặng của thông điệp của Phi-e-rơ trong Công vụ các Sứ đồ 2 là phải chứng minh sự sống lại của Đức Chúa Giê-su và để chứng tỏ bản chất Đấng Mê-si của Ngài. “Các ngươi đã đóng đinh” Ngài, “nhưng Đức Chúa Trời đã khiến Người sống lại” (Công vụ các Sứ đồ 2:23-24). Đức Chúa Giê-su đã “làm chứng cho các ngươi bởi Đức Chúa Trời với các việc quyền phép” (Công vụ các Sứ đồ 2:22) những thứ là dấu hiệu cho việc “được Đức Chúa Trời chọn” của Ngài. Mặc dù bị từ chối bởi loài người, nhưng Đức Chúa Trời đã khiến Ngài sống lại theo lời tiên tri (Công vụ các Sứ đồ 2:25-31). Các sứ đồ là những nhân chứng của điều đó (Công vụ các Sứ đồ 2:32). Đó là bởi sự sống lại mà Đức Chúa Giê-su được đặt làm “đầu trên mọi thứ cho Hội Thánh” (Ê-phê-sô 1:19-23). Đó là Đức Chúa Giê-su đã sống lại mới có thể tuyên bố rằng, “Tất cả mọi thẩm quyền … đã được giao cho ta” (Ma-thi-ơ 28:18). Trước sự sống lại thì Đức Chúa Giê-su không phải là đầu của Hội Thánh. Chúng ta có thể lưu ý rằng “đầu” trong tiếng Hê-bơ-rơ có nghĩa không chỉ là thẩm quyền mà còn là “nguồn gốc, căn nguyên.” Đức Chúa Giê-su “sanh trước nhất từ những kẻ chết” là “đầu của Hội Thánh” (Cô-lô-se 1:18; Khải huyền 1:5), tức là những người mà sẽ được sống lại cùng với Ngài (1 Cô-rinh-tô 15:23; Rô-ma 8:29) và vì vậy là những người được gọi là “Hội Thánh của những con trưởng được ghi tên trong các từng trời” (Hê-bơ-rơ 12:23).

Đấng Christ đã sống lại đã ban một mạng lệnh cho những người đi theo Ngài. Trước điều này thì họ không có nhiệm vụ nào trong thế gian. Họ giờ đây phải “rao giảng Tin Lành” (Mác 16:15), và là “những người làm chứng” (Lu-ca 24:48), và “dạy dỗ” (Ma-thi-ơ 28:19). Vậy họ sẽ nhóm lại một dân sự. Thực ra Tin Lành đã được rao giảng trong lời hứa với Ápraham (Ga-la-ti 3:8), và Đức Chúa Giê-su đã tuyên bố “Tin Lành của Đức Chúa Trời” (Mác 1:14) đang được chuẩn bị. Nhưng các sự kiện chính của Tin Lành – sự chết, sự chôn, và sự sống lại của Đấng Christ, như Phao-lô liệt kê chúng (1 Cô-rinh-tô 15:1-5) – chỉ có thể được công bố như các sự kiện đã hoàn thành từ lần đầu tiên trong Công vụ các Sứ đồ 2. Chỉ khi đó các sứ đồ mới có một Tin Lành để rao giảng. Khi họ dạy dỗ môn đồ, Đức Chúa Giê-su sẽ tiếp tục tạo ra một cộng đồng.

“Tin tức tốt lành” của Tin Lành chứa đựng tóm lại là bởi vì sự chết và sự sống lại của Đấng Christ mà “ai cầu khẩn danh Chúa sẽ được rỗi” (Công vụ các Sứ đồ 2:21). Dân sự thuộc Đấng Mê-si phải là một dân sự được tha thứ. Sự chết của Đức Chúa Giê-su đem đến sự tha thứ tội lỗi (Ê-phê-sô 1:7). Hội Thánh là một “dân sự được mua chuộc” (Công vụ các Sứ đồ 20:28). Công vụ các Sứ đồ 2 đánh dấu sự khởi đầu của việc ban cho sự tha thứ tội lỗi nhân danh Đức Chúa Giê-su. Đức Chúa Giê-su đã ban Đức Thánh Linh để làm cho các sứ đồ có khả năng để ban hành sự tha thứ (Giăng 20:22-23). “Sự ăn năn và sự tha thứ tội lỗi” phải được rao giảng “nhân danh Ngài cho mọi dân các nước, bắt đầu từ thành Giê-ru-sa-lem” (Lu-ca 24:47). Đây là sự ban cho mà Phi-e-rơ nêu ra trong Công vụ các Sứ đồ 2:38, nơi mà một lần nữa chúng ta tìm thấy “sự ăn năn,” “sự tha thứ tội lỗi,” và “danh của Đức Chúa Giê-su.” Đức Chúa Giê-su đã ban sự tha thứ trực tiếp trong khi Ngài còn trên đất (Mác 2:1-12), và Ngài đã khẳng định quyền phép đó bởi các dấu kỳ phép lạ của Ngài. Nhưng dân sự không ở trong mối quan hệ tương tự với Đức Chúa Giê-su bây giờ. Chúng ta, giống như 3000 người trong Công vụ các Sứ đồ 2, nghe các lời của sự tha thứ qua các sứ đồ. Nhưng lời hứa (Công vụ các Sứ đồ 2:39) không gì chắc chắn hơn, vì đó được làm “nhân danh Ngài.” Vậy Hội Thánh nhận được sự sống lại của nó từ sự chết của Đức Chúa Giê-su, cũng như nó là một dân sự được tha thứ và sự tha thứ đó đến qua sự chết của Ngài. Thời kỳ Đấng Mê-si (Giô-ên 2:28-32) được nhận biết qua lời công bố và sự chấp nhận của Người của Ngài (Công vụ các Sứ đồ 2:36).

Sự tha thứ này hình thành một giao ước mới. Đức Chúa Giê-su vào bữa ăn cuối cùng đã tuyên bố về chén, “vì nầy là huyết ta, huyết của sự giao ước đã đổ ra cho nhiều người được tha tội” (Ma-thi-ơ 26:28). Vậy hy vọng của Giê-rê-mi đã tìm thấy sự làm trọn của nó. Việc đổ huyết đã mang đến sự tha thứ tội lỗi (Hê-bơ-rơ 9:22); trước sự chết, giao ước vẫn chưa được thành lập (Hê-bơ-rơ 9:16-17). Với việc chấp nhận về sự tha thứ tội lỗi qua sự chết của Đức Chúa Giê-su bởi 3000 người trong Công vụ các Sứ đồ 2 (lưu ý câu 38, 40, 41) từ đó ra đời cộng đồng theo giao ước mới.

Thời kỳ Đấng Mê-si, như được nhìn thấy trong bài học trước, cũng là một thời kỳ của Đức Thánh Linh. Đức Chúa Giê-su đã hứa với các sứ đồ của Ngài về Đức Thánh Linh theo một cách đặc biệt để làm cho họ có năng lực để làm công việc của họ (Giăng 20:22-23); thực ra họ phải đợi cho đến khi quyền phép của Đức Thánh Linh đến trên họ trước khi họ bắt đầu rao giảng (Lu-ca 24:49; Công vụ các Sứ đồ 1:4). Các sứ đồ được “báp-têm trong Đức Thánh Linh” (Công vụ các Sứ đồ 1:5; 2:1-4) vào “lúc bắt đầu” (Công vụ các Sứ đồ 11:15-18) của thời kỳ mới. Đức Chúa Giê-su đã hứa rằng tất cả những ai tin Ngài sẽ nhận được sự ngự trị của Đức Thánh Linh (Giăng 7:38-39). Trước khi Đức Thánh Linh đến thì không thể có Hội Thánh được. Đức Thánh Linh hiệp thành một trong Hội Thánh (1 Cô-rinh-tô 12:13). Nhưng các sự ban cho của Đức Thánh Linh phải đợi sự vinh hiển của Đức Chúa Giê-su. Trong Công vụ các Sứ đồ 2, Phi-e-rơ bắt đầu bài giảng của ông với Đức Thánh Linh (trích Giô-ên 2:28-32 như được làm trọn trong các sự kiện trong ngày (Công vụ các Sứ đồ 2:16-21), tuyên bố rằng đó là Đấng Christ được vinh hiển bên hữu Đức Chúa Trời, Đấng đã đổ Đức Thánh Linh ra, như các ngươi đang thấy và nghe” (Công vụ các Sứ đồ 2:33), và kết thúc với Đức Thánh Linh hứa Ngài với tất cả những người chịu báp-têm vào trong Đức Chúa Giê-su (Công vụ các Sứ đồ 2:38-39; so sánh 5:32). Đức Thánh Linh ngự trên những người được chọn trong thời kỳ Cựu Ước, nhưng với Công vụ các Sứ đồ 2 bắt đầu với sự đến của Đức Thánh Linh trên tất cả những người của Đức Chúa Trời và sự ngự trị lâu dài của Ngài trong họ (1 Cô-rinh-tô 3:16-17; 6:19; Ê-phê-sô 2:22). Đức Chúa Giê-su như Đấng Christ mang đến thời kỳ Đấng Mê-si – sự tha thứ tội lỗi, một giao ước mới, và sự ban cho của Đức Thánh Linh.

Những người nhận thông điệp của Phi-e-rơ vào ngày lễ Ngũ Tuần đầu tiên sau sự sống lại đều chịu báp-têm (Công vụ các Sứ đồ 2:40-41) và vì vậy hình thành tại Giê-ru-sa-lem một nhóm hội mới, dân sự của những ngày sau rốt. Hội Thánh được nhóm lại (mà các bản Kinh Thánh đọc là “Hội Thánh” trong Công vụ các Sứ đồ 2:47 ít nhất đã dịch chính xác, thậm chí cách đọc này là không theo bản gốc). Họ bắt đầu đời sống tập thể cùng với nhau, đến cùng với nhau để nghe các sứ đồ dạy và để chia sẻ một chấp sự chung, để cầu nguyện và bẻ bánh (Công vụ các Sứ đồ 2:42). Như thế là sự khởi đầu sự thờ phượng của Cơ Đốc Nhân.

Những người định thời điểm bắt đầu của Hội Thánh với sự hầu việc của Giăng Báp-tít hay của Đức Chúa Giê-su làm xáo trộn những sự sắm sẵn cho Hội Thánh với sự tồn tại thực sự của nó và vì vậy xác định thời điểm cho nó quá sớm. Những người mà định nó với sự tập hợp của các dân ngoại (Công vụ các Sứ đồ 10-11) thì lại định thời điểm cho nó quá trễ.

Ngày nay, bất cứ nơi nào bản chất Đấng Mê-si của Đức Chúa Giê-su được rao giảng theo sự làm trọn của nó và bản chất Đấng Mê-si đó được xưng nhận và được bày tỏ qua phép báp-têm, Hội Thánh được xây dựng trong nơi đó.

Các Câu Hỏi Ôn Tập

  1. Công việc của Đấng Mê-si như được công bố bởi Đức Chúa Giê-su là gì?
  2. Hãy miêu tả khía cạnh kép của Đức Chúa Giê-su như một hòn đá – một tảng đá gây vấp ngã và đá góc nhà
  3. Có cách giải thích nào cho việc đọc tiếp tục từ kết thúc của Lu-ca cho đến đầu sách Công vụ các Sứ đồ không? Lợi ích của việc làm như vậy là gì?
  4. Tại sao sự sống lại là cốt yếu cho sự khởi đầu của Hội Thánh?
  5. Nhiệm vụ nào mà Đức Chúa Giê-su đã giao cho những người đi theo Ngài? Các nội dung cơ bản của nó là gì?
  6. Ba đặc tính gì của Thời kỳ Đấng Mê-si trong bài học trước là đúng với Hội Thánh? Khi nào thì mỗi đặc tính trong ba đặc tính bắt đầu có hiệu lực với mọi người nói chung?
  7. Sự kiện nào mà Phi-e-rơ đã chọn ra trong Công vụ các Sứ đồ 11:15 khi làm nên “sự bắt đầu”?
  8. Bài học này đã bày tỏ vai trò cốt yếu của Đấng Christ cho sự hiểu biết của Hội Thánh như thế nào?
  9. Sự thờ phượng của Cơ Đốc Nhân bắt đầu khi nào?
  10. Khi nào và ở đâu Hội Thánh được thành lập ngày nay?

Leave a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Scroll to Top