BÀI 8: SỰ THỜ PHƯỢNG CỦA HỘI THÁNH
“Bằng tâm thần và lẽ thật” (Giăng 4:24)
Mặc dù sự thờ phượng được thực hiện bằng các tấm lòng thành tâm và sự suy ngẫm cá nhân, nhưng theo cách diễn đạt đầy đủ nhất của nó thì sự thờ phượng là một việc làm theo nhóm. Hội Thánh bày tỏ chính mình khi nó thực sự đang ở trong sự thờ phượng. Có thể có những sự sai sót khi một Hội Thánh chỉ trở thành một hội thờ phượng thôi. Tuy nhiên sự thờ phượng thật sẽ không cho phép điều này xảy ra. Những sự bóp méo một phía sẽ không làm cho một người nhìn thấy được tầm quan trọng của sự thờ phượng đối với đời sống của Hội Thánh, vì trong sự thờ phượng, bản chất của Hội Thánh được phơi bày ra. Xuyên suốt lịch sử Cơ Đốc Nhân, việc nhóm họp để thờ phượng đã được gọi một cách thích hợp là một “buổi thờ phượng.” Đó không phải là một việc làm riêng biệt của sự hầu việc tách biệt khỏi các việc làm khác, nhưng là một cách hầu việc Đức Chúa Trời một cách thân mật được liên kết với các việc làm khác của sự hầu việc.
Đức Chúa Trời Là Đối Tượng
Sự thờ phượng được thực hiện cho sự vinh hiển của Đức Chúa Trời, trong Đấng Christ, bởi Đức Thánh Linh cho sự gây dựng của Hội Thánh. Trật tự của câu nói này rất quan trọng. Đức Chúa Trời là đối tượng của sự thờ phượng, và sự thờ phượng phải có Đức Chúa Trời là trung tâm, không phải con người là trung tâm. Chỉ mình Đức Chúa Trời là xứng đáng. Nếu ai đó đến thờ phượng cho những gì mà người đó có thể “thoát khỏi nó”, thì người đó đến với lý do sai trái. Một người đến để dâng sự vinh hiển lên cho Đức Chúa Trời. Người đó được thu hút bởi lòng biết ơn vì những gì Đức Chúa Trời đã làm cho mình trong Đấng Christ. Các lợi ích thuộc linh cho cá nhân những người thờ phượng chắc chắn có kết quả, và các phương thức cơ bản mà bởi đó Hội Thánh được dựng lên trong đức tin là sự thờ phượng tập thể. Sự thờ phượng có thể chắc chắn là một trải nghiệm cảm xúc, làm xúc động tâm hồn (và sự ảnh hưởng này không nên bị xem thường), nhưng, giống như sự hạnh phúc, sự nâng cao của sự thờ phượng không đến từ việc “tìm kiếm nó” nhưng như một sản phẩm phụ của các hoạt động đáng giá khác.
Sự hiểu biết theo tín lý của sự thờ phượng phải được đặt nền trong Đức Chúa Trời. Sự thờ phượng được xác định bởi bản chất của Đức Chúa Trời. Một trong những cách miêu tả sâu sắc nhất về sự thờ phượng được tìm thấy trong Giăng 4:21-22. Vì Đức Chúa Trời là Thần, sự thờ phượng phải là bằng tâm thần và lẽ thật, tức là, nó phải là thuộc linh và có thật (từ Hy Lạp cho “lẽ thật” ở đây gợi đến “sự thực”). Sự thờ phượng phải là chân thành và thật. Vì Đức Chúa Trời là Đấng Tạo Dựng và Đấng Cưu Mang của sự sống, vật tạo dựng phải đến trước Đức Chúa Trời về các thuật ngữ của Đức Chúa Trời. Thái độ cơ bản phải là sự khiêm nhường.
Phao-lô dựa các chỉ dẫn của ông trên phẩm chất đạo đức nhóm hội của sự thờ phượng trong 1 Cô-rinh-tô 11 theo trật tự về bản chất được thiết lập bởi sự tạo dựng. Điều này cung cấp một cách giải thích theo tín lý cho vị trí được sắp cho người nữ trong sự thờ phượng. Hoạt động của người nữ trong Hội Thánh bị hạn chết trong sự thờ phượng công cộng nhưng không phải ở nơi khác (1 Cô-rinh-tô 14:34-36; 1 Ti-mô-thê 2:11-14 là những sự miêu tả về sự thờ phượng công cộng). Sự hạ thấp tầm quan trọng trong phạm vi này rõ ràng là dành cho bản chất của sự thờ phượng: nó được nhắm đến Đấng Tạo Dựng; vì một người quan sát trật tự tạo dựng – người nam trước, sau đó là người nữ. Một người đến với Đức Chúa Trời như Đấng tạo dựng nên mình, hay người đó không thờ phượng Đức Chúa Trời (Hê-bơ-rơ 11:3, 6).
Trong Đấng Christ
Đặc tính riêng biệt của sự thờ phượng của Hội Thánh là được cai trị bởi sự thật rằng nó là “trong Đấng Christ.” Thân thể của Đấng Christ là đền thờ mới (Giăng 2:19). Ngài là “lẽ thật” (Giăng 14:16). Cơ Đốc Nhân đến với Đức Chúa Trời không chỉ như Đấng Tạo Dựng mà còn như Cha của Đức Chúa Giê-su Christ. Sự cứu chuộc đã cho một mối quan hệ mới với Đức Chúa Trời và một động cơ mới cho sự thờ phượng. Vì vậy sự thờ phượng Cơ Đốc Nhân được liên kết một cách riêng biệt đến “danh của Đấng Christ.”
Các việc làm bên ngoài, hay đường phố, mà qua đó sự thờ phượng được bày tỏ, được thực hiện cho Đức Chúa Trời qua Đức Chúa Giê-su Christ. Đó là “nhân danh Ngài,” “với sự tôn kính dành cho Ngài,” “vì sự thờ phượng cho Đấng Christ” mà những điều này đã được làm. Trong việc làm trọng tâm và riêng biệt của sự thờ phượng của Hội Thánh, lễ Tiệc Thánh (được học đầy đủ hơn trong bài tiếp theo), mối quan hệ với Đức Chúa Giê-su là rõ ràng. Đức Chúa Giê-su thiết lập việc làm của sự tạ ơn này (Mác 14:22-25 và các đoạn tương tự). Sự lập lại là một sự tưởng niệm về Đức Chúa Giê-su, được thực hiện để nhớ đến Ngài (1 Cô-rinh-tô 11:24, 26). Bánh chia sẻ cùng sự chỉ định như làm với Hội Thánh – thân thể của Ngài (Ma-thi-ơ 26:26; Cô-lô-se 1:18). Vậy việc tham dự lễ Tiệc Thánh là một sự tham gia (thông công) trong Đấng Christ (1 Cô-rinh-tô 10:16-17). Trong việc tôn kính Đấng Christ như vậy, Hội Thánh đang tôn kính Đức Chúa Trời, và nhận biết việc làm của Đức Chúa Trời trong Đấng Christ về sự cứu rỗi của Ngài.
Các việc làm khác của sự thờ phượng, mà đã được thực hiện bởi dân sự của Đức Chúa Trời trước khi Đấng Christ đến, giờ đây có một sự tập trung mới trong Đấng Christ, được bày tỏ bởi công thức “nhân danh Ngài.” Vậy việc cầu nguyện – dù là lời kính mến, xưng nhận, cảm tạ hay cầu xin – thì giờ đây được làm “cho Đức Chúa Trời, qua Đấng Christ, trong Đức Thánh Linh,” để tóm lại một trong những công thức của Hội Thánh xưa. (Xem 1 Ti-mô-thê 2:1-5; Giăng 14:13-14; Rô-ma 8:26-27) Cầu nguyện là một việc làm của cả Hội Thánh. Khi một người nói cho dân sự với Đức Chúa Trời, người đó chỉ mang một trách nhiệm ít nghiêm trang hơn và sẽ chuẩn bị ít hơn so với người nói cho Đức Chúa Trời với dân sự của Ngài. Các thành viên của Hội Thánh xác nhận lời cầu nguyện như của chính họ bởi cách phát âm trang trọng từ “Amen,” có nghĩa là “nguyện là như vậy,” “đây cũng là lời cầu nguyện của chúng ta” (1 Cô-rinh-tô 14:16).
Hát cũng dành cho Đức Chúa Trời “nhân danh Ngài” (Ê-phê-sô 5:19-20; Cô-lô-se 3:16-17). “Thi thiên, thánh ca, và các bài hát thuộc linh,” mặc dù có những hàm ý hơi khác nhau, nhưng chúng xuất hiện để được sử dụng mà không có sự khác biệt hoàn toàn. Đặc biệt ở đây rất quan trọng để không nhầm lẫn thẩm mỹ học với sự thờ phượng. Tuy nhiên, các bài hát được chọn nên phù hợp với bản chất thuộc linh của sự thờ phượng và nhấn mạnh đặc tính mục đích của sự cứu rỗi của Đức Chúa Trời.
Đức Chúa Giê-su là động cơ và tấm gương trong việc dâng hiến của chúng ta (2 Cô-rinh-tô 8:9). Sự dâng hiến là một của lễ, một sự cúng tế (Phi-líp 4:18; 1 Cô-rinh-tô 16:1-3; 2 Cô-rinh-tô 9:12). Đó là một trong những cách diễn đạt cơ bản về sự thông công trong Đấng Christ. Vậy nó có những liên kết về mặt tín lý rất quan trọng, và nó đáng chú ý rằng Kinh Thánh không yêu cầu các lý do thực tiễn trong việc khích lệ người ta dâng hiến (trong 2 Cô-rinh-tô 8-9 Phao-lô thậm chí không kêu nài sự thật rằng các Cơ Đốc Nhân Giê-ru-sa-lem là nghèo khó và cần giúp đỡ), nhưng luôn luôn đặt sự dạy dỗ về việc dâng hiến trong một bối cảnh về tôn giáo.
Đấng Christ là nội dung cốt yếu của việc đọc Kinh Thánh và rao giảng của Hội Thánh (Lu-ca 24:44-45; Công vụ các Sứ đồ 8:35; và lưu ý các bài giảng trong Công vụ các Sứ đồ). Các Cơ Đốc Nhân đọc toàn bộ Kinh Thánh theo các thuật ngữ của Đấng Christ. Sự giảng dạy của họ tất cả đều liên quan đến Ngài. Sự rao giảng trong một buổi nhóm thờ phượng lý tưởng là để trình bày về các nội dung của Kinh Thánh, vì trong dịp này lời của Đức Chúa Trời được phán với loài người và được đáp ứng các nhu cầu của họ.
Bởi Đức Thánh Linh
Đức Thánh Linh, là Đấng Thần Linh của Đấng Christ, soi dẫn và chỉ dẫn sự thờ phượng Cơ Đốc Nhân và dâng sự thờ phượng đó lên Đức Chúa Trời (1 Cô-rinh-tô 12:3; 14:15; Rô-ma 8:26-27; Ê-phê-sô 5:18-19). Sự thờ phượng là “bằng tâm thần.” Đây là điều khiến nó thuộc linh. Đức Thánh Linh hiệp nhất các tín đồ trong một thân thể của Đấng Christ và mang sự thờ phượng của họ đến với Đấng Christ và Đức Chúa Trời.
Sự Gây dựng
Tôn giáo theo Kinh Thánh hầu như là tôn giáo độc nhất trong giới tôn giáo trong sự đặt việc đọc Kinh Thánh và dạy dỗ và rao giảng dựa trên Kinh Thánh trong giờ thờ phượng (1 Ti-mô-thê 4:13; Cô-lô-se 3:15-17). Phao-lô lấy sự gây dựng nhóm làm tiêu chuẩn để xác định những gì chấp nhận được trong sự thờ phượng của Cơ Đốc Nhân và cách tiếp tục điều đó (1 Cô-rinh-tô 14:1-26).
Các Yếu Tố Của Sự Thờ Phượng
Mối quan tâm cơ bản trong sự thờ phượng thường là làm như thế nào chứ không phải nó là gì. Vậy có sự nhấn mạnh về các việc làm của sự thờ phượng hơn là về những gì làm được qua các việc làm này. Việc nghiên cứu tín lý về sự thờ phượng của Hội Thánh có thể giúp để liệt kê một vài khía cạnh hay yếu tố của sự thờ phượng. Không được mong đợi rằng đây sẽ là một danh sách toàn diện, hay tất cả sẽ quan trọng như nhau. Với các yếu tố này đang miêu tả về bản chất của sự thờ phượng sẽ được chỉ đến các con đường mà qua đó chúng có thể được bày tỏ.
Sự ngợi khen, hay sự kính mến, chắc chắn là một trong những khía cạnh quan trọng của sự thờ phượng. “Chúng ta trở nên giống với điều mà chúng ta thờ phượng” miêu tả ảnh hưởng lên chúng ta về sự kính mến. Sự ngợi khen có thể được truyền đạt qua việc đọc các đoạn Kinh Thánh về sự ngợi khen, trong các lời cầu nguyện, qua các lời được rao giảng, và qua việc hát các bài thánh ca về sự ngợi khen.
Sự tạ ơn là yếu tố nổi bật khác trong sự thờ phượng Cơ Đốc Nhân. Nó được đặt nền trong chính bản chất của sự đáp lời của các tín đồ đến Đức Chúa Trời trong Đấng Christ. Sự tạ ơn có thể được bày tỏ trong việc đọc các đoạn Kinh Thánh về sự tạ ơn, trong các lời cầu nguyện, trong các bài hát về lòng biết ơn, và hơn hết là trong lễ Tiệc Thánh (xem bài tiếp theo).
Sự tưởng nhớ có một vị trí lớn trong tôn giáo theo Kinh Thánh, còn là một tôn giáo mang tính lịch sử. Có lời nói rằng “người hay quên là người không thờ phượng.” Một lý do để việc đọc Kinh Thánh chiếm một vị trí lớn như vậy trong cả việc thờ phượng riêng tư và công khai của các Cơ Đốc Nhân đó là Kinh Thánh nhắc nhở chúng ta về Đức Chúa Trời và lịch sử về dân sự của Ngài, những người đã làm chứng về việc đổ các ơn phước và những sự phán xét của Ngài. Sự tưởng nhớ không chỉ bao gồm các việc làm quá khứ mà còn trông chờ sự làm trọn các lời hứa của Đức Chúa Trời. Bên cạnh việc đọc Kinh Thánh, rao giảng và đặc biệt là lễ Tiệc Thánh là các việc làm mà qua đó sự tưởng nhớ chiếm phần cốt yếu.
Tế lễ hay sự dâng hiến luôn luôn là một sự bày tỏ về sự thờ phượng ở bất cứ nơi nào. Sự dâng hiến đã được làm tinh sạch về các động cơ của nó qua các lời rao giảng của Kinh Thánh, vì người của Đức Chúa Trời đặt lời thề và dâng các tế lễ của mình không phải để làm hài lòng Đức Chúa Trời hay dành được sự chiếu cố từ Ngài, nhưng để bày tỏ một sự hiến dâng chính bản thân mình để làm trọn ý muốn của Đức Chúa Trời và tình yêu thương của Ngài đối với loài người. Sự dâng hiến được thuộc linh hóa trong sự thờ phượng của Hội Thánh. Sự dâng hiến của Cơ Đốc Nhân được dâng lên qua bài hát, lời cầu nguyện, lễ Tiệc Thánh và sự dâng hiến tiền bạc và tài sản.
Sự xưng nhận tội lỗi và sự xưng nhận của đức tin cũng là các khía cạnh liên quan của sự thờ phượng. Yếu tố chung của chúng là sự nhận biết về sự thánh khiết và sự thương xót của Đức Chúa Trời. Sự nhận biết này sinh ra sự bày tỏ về đức tin và sự nhận biết về tội lỗi. Các câu phát biểu bằng lời nói của cá nhân, các lời cầu nguyện, các bài hát, và các bài đọc Kinh Thánh là các phương thức để trình bày những sự xưng nhận.
Sự dạy dỗ, như được xem xét ở trên, là một nét đặc biệt của sự thờ phượng theo Kinh Thánh. Đức Chúa Trời được tôn kính khi dân sự Ngài được dạy dỗ và chỉ dẫn. Sự dạy dỗ có thể được thực hiện bởi việc hát, đọc Kinh Thánh, và đặc biệt là bởi việc rao giảng.
Những lời cầu xin cũng thuộc về sự thờ phượng của Hội Thánh. Điều phân biệt những lời cầu xin của sự thờ phượng Cơ Đốc Nhân với lời cầu xin bình thường của những người không biết Đức Chúa Trời của Kinh Thánh là viễn cảnh lớn hơn mà trong đó những lời thỉnh cầu và những lời cầu thay của sự cầu nguyện Cơ Đốc Nhân được thiết lập. Tất cả đều được bao gồm trong lời cầu xin bao hàm toàn diện, “Ý Ngài được nên.” Có các bài hát cầu nguyện, và các đoạn Kinh Thánh cầu nguyện cũng như các lời cầu nguyện được nói ra. Có những cách khác nhau để nêu lên các thỉnh cầu của dân sự của Đức Chúa Trời.
Những Lời Trình Bày Sau Cùng
Các tác phẩm của Cơ Đốc Nhân sớm nhất sau Tân Ước phản ánh các hoạt động tương tự trong buổi nhóm họp của Cơ Đốc Nhân: việc đọc Kinh Thánh, rao giảng, cầu nguyện, lễ Tiệc Thánh, và dâng hiến (đặc biệt xem Justin Martyr, 1 Apology 67, khoảng năm 150). Chẳng mấy chốc vai trò lãnh đạo trong sự thờ phượng bị hạn chế trong giới tu sĩ, và thậm chí vai trò của mọi người trở thành vai trò của những người quan sát hơn là những người tham gia. Đúng lúc, các lời cầu nguyện và các trật tự của buổi nhóm trở nên không chỉ đơn giản là những sự chỉ dẫn cho những người lãnh đạo trong buổi nhóm mà đặt ra các nghi thức thường lệ được làm theo lịch của Hội Thánh. Sự phát triển đã hình thành để gìn giữ tín lý đúng đắn nhưng lại giới hạn tính ý thức và linh hoạt.
Các bài hát của Hội Thánh ban đầu không kết hợp với nhạc cụ âm nhạc. Trong những thời kỳ trung gian, đàn organ được đem vào trong buổi thờ phượng của Hội Thánh Công Giáo phương Tây, nhưng các Hội Thánh chính thống phương đông vẫn giữ âm nhạc bằng lời nói không có đệm.
Các Câu Hỏi Ôn Tập
- Khi nào Hội Thánh thực sự là chính mình nhất?
- Điều gì quyết định bản chất của sự thờ phượng?
- Những thái độ cơ bản gì mà một người phải có khi đến thờ phượng Đức Chúa Trời?
- Đấng Christ đã thay đổi sự thờ phượng như thế nào?
- Có thể nói rằng sự thờ phượng của Cơ Đốc Nhân được thực hiện bằng tâm thần Theo cách nào?
- Tiêu chuẩn nào của sự thờ phượng được chấp nhận mà Phao-lô đã đặt ra với những người Cô-rinh-tô?
- Phân biệt các việc làm của sự thờ phượng với các yếu tố của sự thờ phượng.
- Nêu tên một vài yếu tố của sự thờ phượng được nêu ra trong bài học này.
- Các yếu tố khác nào mà bạn sẽ thêm vào danh sách này?
- Điều gì nên được nhấn mạnh hơn, các việc làm bên ngoài hay các yếu tố cốt yếu của sự thờ phượng? Có các việc làm bên ngoài cụ thể mà phù hợp hơn để bày tỏ về các yếu tố cốt yếu của sự thờ phượng của Cơ Đốc Nhân hơn những cái khác không?