HỘI THÁNH THEO TÂN ƯỚC

BÀI 13: VƯƠNG QUỐC VÀ HỘI THÁNH

“Làm chúng ta nên nước Ngài” (Khải huyền 1:6)

Ý Nghĩa Của “Vương Quốc”

Ý nghĩa cơ bản của các từ Hê-bơ-rơ và Hy Lạp được dịch thành vương quốc là vương quyền, quyền lực hoàng gia, sự cai trị hoàng gia. Vương quốc trong Kinh Thánh chủ yếu chỉ đến sự cai trị, không phải là lãnh địa vương quốc (Khải huyền 11:15). Một ví dụ của các đoạn trích (ví dụ như Đa-ni-ên 4:31, 36) sẽ bày tỏ ý nghĩa này. Vậy vương quốc là một dạng chủ động, không phải là một từ tĩnh, và vương quốc của Đức Chúa Trời là điều mà Đức Chúa Trời làm và không phải là điều mà con người đạt được. Nhưng dĩ nhiên sự cai trị của Đức Chúa Trời không thực thi ở một nơi trống không. Nó ý nói một dân sự sống dưới sự cai trị đó, do đó đôi khi từ vương quốc có ý nghĩa phát sinh của lãnh địa.

Khi một người nhận ra rằng vương quốc chỉ đến thẩm quyền làm vua của Đức Chúa Trời, thì rõ ràng là Đức Chúa Trời luôn luôn có một vương quốc, mặc dù có nhiều sự bày tỏ khác nhau về nó. Vương quốc là một thực tại hiện nay trong đức tin của Cựu Ước (Xuất Ê-díp-tô 15:18; 1 Sa-mu-ên 12:12; Thi Thiên 103:19; 145:11-13). Nhưng trong khi Đức Chúa Trời luôn luôn là vua, thì cũng có sự mong đợi về một sự bày tỏ tương lai của quyền tối cao của Đức Chúa Trời khi Ngài sẽ thực thi quyền làm vua theo một cách đầy đủ hơn trên muôn dân (Ê-sai 24:23; 33:22; Xa-cha-ri 14:16-17).

 Khi Đức Chúa Giê-su đến rao giảng rằng, “Kỳ đã trọn,” “Nước thiên đàng đã gần” (Ma-thi-ơ 4:17, 23; Mác 1:14-15; Lu-ca 4:43), dân sự đã nhận ra rằng hy vọng của Cựu Ước đang được thực hiện và Đức Chúa Trời đang bắt đầu bày tỏ quyền làm vua của Ngài theo một cách mới. Từ được dịch “đã gần” bày tỏ ý tưởng về “việc phá vỡ.” Vì vậy Đức Chúa Giê-su hầu như thường xuyên có thể trình bày về vương quốc cho đến tương lai (Ma-thi-ơ 6:10; Mác 9:1; Ma-thi-ơ 25:43; Lu-ca 13:29), nhưng trong một vài đoạn trích, Ngài nói về quyền lực của vương quốc như một thực tế hiện tại trong sự hầu việc của Ngài (Lu-ca 11:20; 17:21). Các phép lạ của Ngài là một dấu hiệu của thời kỳ Đấng Mê-si. Quyền lực làm vua của Đức Chúa Trời đang xảy ra qua Đức Chúa Giê-su.

Khía cạnh kép tương tự của hiện tại và tương lai có thể được nhìn thấy trong các thư tín Tân Ước. Các Cơ Đốc Nhân đã ở trong vương quốc rồi (Cô-lô-se 1:13), nhưng họ tìm kiếm lối vào trong vương quốc ở tương lai (2 Ti-mô-thê 4:18). Theo viễn cảnh này thì một người có thể kiểm chứng mối quan hệ giữa Hội Thánh và vương quốc. Có một vài đoạn trích nơi các thuật ngữ xuất hiện thay thế cho nhau (Ma-thi-ơ 16:18-19; Hê-bơ-rơ 12:23; Khải huyền 1:4, 6, 9). Nhưng từ các đoạn trích khác được cho ở trên thì rõ ràng Hội Thánh và vương quốc không đơn giản là các thuật ngữ giống nhau để cho bất cứ nơi nào một người nhìn thấy từ vương quốc thì người đó phải hiểu là Hội Thánh. Tuy nhiên, chúng có một điểm chồng lên nhau. Vương quốc tạo nên một nhóm hội; những người chấp nhận sự cai trị của Đức Chúa Trời thiết lập nên Hội Thánh.

Cơ Đốc Nhân có lợi thế là sống lâu hơn trong lịch sử cứu rỗi của Đức Chúa Trời. Thời đại Đấng Mê-si đã bắt đầu.. Có một sự bày tỏ thêm về vương quốc của Đức Chúa Trời. Với sự đến của Đức Chúa Giê-su và sự chết, sự sống lại và việc đổ Đức Thánh Linh của Ngài có một giai đoạn mới trong lịch sử. Thời kỳ Đấng Mê-si (Giô-ên 2:28-32) được nhận ra trong con người của Đức Chúa Giê-su (Công vụ các Sứ đồ 2:36). Việc chấp nhận Ngài là sự chấp nhận vương quốc. Có một sự phá đổ các quyền lực cai trị thế gian này của bóng tối (Lu-ca 10:17-20; Cô-lô-se 2:15). Nhưng tầm ảnh hưởng của chúng vẫn chưa được xóa bỏ (Ê-phê-sô 6:10-17). Chúng ta vẫn sống trong “đời ác này” (Ga-la-ti 1:4). Nhưng “quyền phép của đời sau” (Hê-bơ-rơ 6:5) đã lan tỏa khắp thế gian này và sẵn sàng cho mọi người trong Đấng Christ. Chiến thắng cuối cùng là chắc chắn và sẽ được hoàn thành vào sự đến thứ hai (1 Cô-rinh-tô 15:24-28). Tại ngày lễ Ngũ Tuần quyền làm Chúa của Đức Chúa Giê-su đã được công bố và Hội Thánh được nhóm lại với những người nhận được các lời hứa của Đức Chúa Trời và đang sống cho tương lai.

Một Vài Ngụ Ý

Từ quan điểm này của “thuyết mạt thế được bắt đầu” (các sự kiện cuối đã bắt đầu) thì rất nhiều đoạn trích của Tân Ước nhận ý nghĩa mới. Thời kỳ Cơ Đốc Nhân là “những ngày sau rốt” (Công vụ các Sứ đồ 2:16-17; Hê-bơ-rơ 1:2). Đây là sự sắp đặt hay thời kỳ cuối cùng, vì các sự kiện của thời kỳ cuối đã được bắt đầu. Sự ban cho của Đức Thánh Linh là một “sự bảo đảm” (Ê-phê-sô 1:14; 2 Cô-rinh-tô 1:22), “các trái đầu mùa” (Rô-ma 8:23), một phần đầu tiên của các ơn phước của thế gian đã đến (Rô-ma 8:11) khi mà sẽ có một sự làm trọn của những gì bây giờ đã bắt đầu. Theo quan niệm này thì một người có thể hiểu được làm thể nào sự sống đời đời có thể được nói đến như một sở hữu hiện tại (1 Giăng 5:11, 13; Giăng 5:24) cũng như một hy vọng tương lai (Rô-ma 6:22; Giăng 12:25). Phẩm chất của đời sống thuộc về thế giới hầu đến giờ đây là của Cơ Đốc Nhân. Người đó quả thực có thể sa ngã khỏi nó, nhưng nếu người đó không có đời sống đó bây giờ, thì người đó sẽ không bao giờ có được nó. “Vật tạo dựng mới” bắt đầu trong Đấng Christ (2 Cô-rinh-tô 5:17).

Vì vậy có một sức ép dựng lên cho Cơ Đốc Nhân giữa “bây giờ” và “vẫn chưa.” Cơ Đốc Nhân có một cách nhìn thế gian khác biệt, vì người đó nhìn xa hơn thế gian này đến thế giới hầu đến. Nhưng người đó vẫn đang sống trong thế gian này, nhưng người đó làm vậy bởi các tiêu chuẩn và quyền phép của thế giới hầu đến.

Trong vòng các ngụ ý mà thông tin này mang lại cho sự hiểu biết về Tân Ước, thì sự đề cập có thể được nói đến về sự cầu xin trong lời cầu nguyện của Chúa “Nước Cha được đến” (Ma-thi-ơ 6:10). Việc nhận biết rằng nước của Đức Chúa Trời là một khái niệm bao quát hơn lãnh thổ hay địa hạt khiến cho sự cầu xin này luôn luôn phù hợp. Tuy nhiên, cấu trúc của các mệnh đề cho thấy nhiều hơn về sự cầu xin này. Ba thỉnh cầu, “danh Cha được thánh,” “Nước Cha được đến,” và “Ý Cha được nên,” tất cả đều được làm cho đạt tiêu chuẩn bởi câu, “Ở đất như trời.” Lời cầu nguyện xin rằng nước Đức Chúa Trời đến và danh Ngài được thánh, không khác gì ý muốn của Đức Chúa Trời được nên, trên đất cũng như trên trời. Quyền làm vua của Đức Chúa Trời là lớn nhất trên trời; môn đồ cầu nguyện cho sự làm trọn trên đất.

Tóm Lại

Bằng việc liên kết Hội Thánh với vương quốc, nó trở nên rõ ràng rằng Hội Thánh là nhóm hội thuộc thuyết mạt thế, dân sự được tạo nên bởi vương quốc, dân sự đang sống trong “bây giờ và vẫn chưa đến” dân sự của thời kỳ cuối những người có mục đích đặc biệt trong các kế hoạch của Đức Chúa Trời. Các viễn cảnh đạt được từ một sự xem xét về vương quốc có thể được sử dụng để tóm tắt các bài học của loạt bài này.

Đấng Christ như vua (Khải huyền 17:14) và quyền phép của Đức Chúa Trời (1 Cô-rinh-tô 1:24) mang vương quốc trong con người Ngài, vì vậy bất cứ nơi nào Ngài ở, thì có vương quốc trong con người (Ma-thi-ơ 12:28). Vương quốc là công việc độc quyền của Đức Chúa Trời; nó không thể được xây dựng bởi loài người. Nhưng hoạt động vương quyền của Đức Chúa Trời thiết lập một nhóm hội khi Ngài kêu gọi dân sự đến sự vâng phục. Vì vậy thay vì Đức Chúa Giê-su phục hồi vương quốc của Y-sơ-ra-ên (Công vụ các Sứ đồ 1:6) thì vương quốc của Ngài thành lập một dân Y-sơ-ra-ên mới. Quyền làm Chúa hay Vua của Đức Chúa Giê-su được xưng nhận và bày tỏ trong phép báp-têm của một người. Sự cai trị của Đức Chúa Trời đến với dân sự khi Đức Chúa Giê-su tha thứ tội lỗi (Ma-thi-ơ 18:21-23). Đức Chúa Giê-su ban sự sống mới, Ngài bày tỏ quyền lực thánh của Ngài trong sự tha thứ (Mác 2:1-12). Quyền phép của Sa-tan bị phá vỡ (Lu-ca 10:1-20), và điều này tiếp tục xảy ra khi các sứ giả của Ngài công bố vương quốc. Sự cứu rỗi giải thoát một người khỏi sự khuất phục “vua chúa của thế gian mờ tối này” (Ê-phê-sô 6:12). Quyền lực của chúng bị phá vỡ và cuối cùng sẽ bị hủy diệt (2 Ti-mô-thê 1:10; 1 Cô-rinh-tô 15:26). Cơ Đốc Nhân không còn khuất phục nữa (với luật pháp, sự chết, Ma quỷ, và tội lỗi ) nhưng được tự do trong Đức Chúa Giê-su Christ (Rô-ma 6-7; Ga-la-ti 4; 1 Cô-rinh-tô 15:51-57; Cô-lô-se 2:14-15). Một người ở “trong Đấng Christ” cai trị với Đấng Christ, vì người đó chia sẻ vương quốc của Ngài (Khải huyền 5:9-10) và “sẽ cai trị với Ngài” (2 Ti-mô-thê 2:12). Hội Thánh trong việc làm của nó tiếp tục chức vụ nhà vua của Đức Chúa Giê-su khi nó công bố lời quyền phép, thông điệp giải cứu (Rô-ma 1:16; Ê-phê-sô 3:7).

Các quy tắc đạo đức của Cơ Đốc Nhân là “quy tắc đạo đức của vương quốc,” không phải quy tắc đạo đức cho những người bên ngoài Hội Thánh. Chúng được ban cho những người đến dưới sự cai trị của Đức Chúa Trời, và thực ra chỉ có ý nghĩa với những người tìm kiếm làm theo ý muốn của Đức Chúa Trời. Vương quốc là một dạng đạo đức cũng như dạng thuộc thuyết mạt thế trong Tân Ước (Rô-ma 14:17). Cơ Đốc Nhân cố gắng chuyển thành các tiêu chuẩn của mức độ khác của sự sống trong hoàn cảnh con người hiện tại.

Sự thông công được thiết lập trong Đấng Christ với nhau tiếp tục. Các sự kiện của thời kỳ cuối không phá vỡ sự thông công này (1 Tê-sa-lô-ni-ca 4:17; 1 Giăng 3:2). Thuyết mạt thế là phải “ở với Đấng Christ” (Phi-líp 1:21-23). Sự thông công hiện tại trong Đấng Christ cho hy vọng (Rô-ma 8:24-25; 1 Tê-sa-lô-ni-ca 4:13). Sự đến của Chúa sẽ là một thời điểm của việc “tập hợp cùng nhau” (Ma-thi-ơ 24:31; 2 Tê-sa-lô-ni-ca 2:1). Hội Thánh như nhóm hội của những người được cứu được tìm thấy trong sự nhóm họp bây giờ (Hê-bơ-rơ 10:25). Việc tụ hợp lại cùng với nhau hiện nay của nó cho thấy trước được sự nhóm lại sau cùng trong sự hiện diện của Chúa. Hội Thánh được nhóm lại trong sự thờ phượng là một sự cho thấy trước về sự đến của Đấng Christ. Vì vậy sự thờ phượng là một việc làm thuộc thuyết mạt thế; nó được hướng về thời kỳ cuối. Trong sự thờ phượng Hội Thánh nhóm lại quanh Đấng Christ được tiến hành theo một sự hình dung trước về sự thờ phượng trên thiên đàng (Khải huyền 4-5). Đặc biệt trong lễ Tiệc Thánh Hội Thánh chia sẻ cùng bữa ăn của thế giới hầu đến (Ma-thi-ơ 26:29; Lu-ca 22:16, 18).

Hội Thánh phải tiếp tục công việc của vua. Không có sự thất bại thế gian nào làm Hội Thánh chán nản được, vì sự thất bại thế gian lớn nhất là tại trung tâm đức tin của nó – thập tự giá. Nhưng đó là bởi chính thập tự giá này mà Đức Chúa Giê-su đã chiến thắng các thế lực của ma quỷ, để được đề cao như Chúa tại tay hữu của Đức Chúa Trời (1 Phi-e-rơ 3:21-22). Vì vậy Hội Thánh tận hưởng tính vững chắc của hy vọng (1 Tê-sa-lô-ni-ca 1:3).

Sự đến của Chúa là một vấn đề của sự mong đợi đầy vui mừng cho Hội Thánh và một sự kiện mà Hội Thánh cầu nguyện cho (1 Cô-rinh-tô 16:22; Khải huyền 22:20). Không có sợ hãi, vì Hội Thánh đã dự vào đặc tính của sự đến đó (1 Tê-sa-lô-ni-ca 5:4-11). Đó là nhóm hội của những ngày sau rốt, nó thuộc về Ngày đó. Vì vậy, thời kỳ cuối sẽ tiếp tục với sự trải nghiệm hiện tại của Hội Thánh với Chúa. Sau đó vương quốc của Đức Chúa Trời sẽ được hoàn thành (1 Cô-rinh-tô 15:24-28; Khải huyền 21:5-22:5).

Trong Tân Ước vương quốc (sự cai trị) của Đức Chúa Trời là cả hiện tại và tương lai. Trong thế kỷ thứ hai, vương quốc được xem bởi các tác giả chính thống hầu như duy nhất về tương lai và cách sử dụng này của vương quốc chủ yếu như một thực tại thuộc thiên đàng mà tiếp tục đến hiện nay. Do đó, thực tế hiện tại của quyền làm vua của Đức Chúa Trời thường bị bỏ qua và tầm quan trọng của nó bị sao lãng. Quyền làm vua đó được định là phải được thi hành và trải nghiệm trong Hội Thánh.

Các Câu Hỏi Ôn Tập

  1. Định nghĩa các từ Hê-bơ-rơ và Hy Lạp được dịch cho vương quốc.
  2. Tham khảo một sách dẫn cho các đoạn trích trong Cựu Ước và Tân Ước sử dụng từ vương quốc. Với sự trợ giúp của một từ điển Kinh Thánh tốt hay một bách khoa toàn thư, chuẩn bị một sự phân loại về các cách sử dụng của từ vương quốc.
  3. Theo cách nào mà vương quốc của Đức Chúa Trời luôn ở cả hiện tại và tương lai cho con người?
  4. Các sự kiện của Công vụ các Sứ đồ 2 đánh dấu một giai đoạn thêm nữa trong quá trình của vương quốc của Đức Chúa Trời trong vòng con người như thế nào?

Các sự kiện này được thấy trước trong sự hầu việc của Đức Chúa Giê-su như thế nào?

  • Thuật ngữ “thuyết mạt thế được bắt đầu”  được dùng để miêu tả viễn cảnh của Tân Ước. Bạn thấy thuật ngữ này có thích hợp không?
  • Viễn cảnh này liên quan đến các ý tưởng như là sự ban cho của Đức Thánh Linh, sự sống đời đời, vật tạo dựng mới, và các thuật ngữ Tân Ước khác như thế nào?
  • Một Cơ Đốc Nhân có thể vẫn cầu nguyện với Chúa rằng bây giờ Hội Thánh hầu đến không? Trên cơ sở nào mà bạn nêu ra câu trả lời của mình?
  • Có bất cứ bằng chứng nào rằng sẽ có một sự cai trị đặc biệt của Đấng Christ trên đất sau sự đến thứ hai của Ngài không?
  • Liên kết ý tưởng của Hội Thánh như nhóm hội theo thuyết mạt thế để đi trước các bài học trong chuỗi này.
  • Mối quan hệ nào mà các Cơ Đốc Nhân giữ vững được cho thế giới hầu đến? Vậy thái độ của họ nên là gì đối với sự đến của Chúa?

Leave a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Scroll to Top