BÀI 12: CÁC CHỨC VỤ VÀ SỰ SẮP XẾP
“Để riêng đặng làm công việc”
(Công vụ các Sứ đồ 13:2)
Tất cả các Cơ Đốc Nhân được ban cho một nhiệm vụ, vì sự hầu việc được bắt nguồn từ cấu trúc cơ bản của sự tồn tại của một người trong Đấng Christ (xem bài 10 và 11). Nhưng những người cụ thể được biệt riêng ra bởi một mạng lệnh cho các công việc cụ thể.
Sự hầu việc, như chúng ta đã nhìn thấy trong bài học trước, là sự ban cho của Đấng Christ đã sống lại. Các năng lực và sự ban cho khác nhau đến từ Đức Chúa Trời và phải được sử dụng vì lợi ích chung (1 Cô-rinh-tô 12:7; 1 Phi-e-rơ 4:10). Đấng Christ đứng đầu sau mỗi sự hầu việc và là một tấm gương hoàn hảo cho sự thực thi chức vụ đó.
Sự Tổ Chức
Cơ cấu tổ chức của Hội Thánh vốn có trong bản chất và công việc của Hội Thánh. Có các chức vụ cơ bản để được thực hiện: phải có sự giám sát và định hướng; phải có việc rao giảng và dạy dỗ đạo; và phải có sự tập trung đến các nhu cầu con người. Các chức vụ của sự gây dựng, sự truyền giáo, và việc làm từ thiện thiết lập các chức vụ cơ bản trong Hội Thánh. Vì vậy cơ cấu tổ chức của Hội Thánh không phải là tùy ý, nhưng có tổ chức. Nó liên quan đến những gì thiết yếu cho đời sống của Hội Thánh. Có cơ cấu tổ chức cho Hội Thánh, nhưng Hội Thánh không phải là một tổ chức. Có một kiểu mẫu được ban cho trong Tân Ước mà vốn có trong bản chất của Hội Thánh. Như Tít 1:5 tỏ ra, có một trật tự được thiết lập trong Hội Thánh. Đây không phải là một kiểu mẫu “theo pháp luật”, nhưng là một sự sắp xếp theo chức năng. Bên trong một kiểu mẫu cơ bản thì nó cho phép tất cả tính linh động cần thiết cho việc thực hiện sự hầu việc thiết yếu của Hội Thánh trong thế gian.
Mỗi Hội Thánh là Hội Thánh – đầy đủ và hoàn thiện trong chính nó. Mỗi Hội Thánh địa phương là Hội Thánh toàn cầu thu nhỏ. Nó là một biểu thị của toàn bộ. Vì vậy Phao-lô có thể gửi đến “Hội Thánh của Đức Chúa Trời ở tại Cô-rinh-tô” (1 Cô-rinh-tô 1:2). Đây là Hội Thánh của Đức Chúa Trời vì nó biểu hiện tại một nơi. Hội Thánh địa phương không phải là một “phần” của tổng thể như thể bản thân nó chưa hoàn thiện và cần thêm nữa. Mỗi biểu hiện địa phương của Hội Thánh là đầy đủ cho công việc thuộc linh của nó. Hội Thánh luôn là một thân thể nhìn thấy được trong Tân Ước. Cơ cấu tổ chức duy nhất có thể nhìn thấy được lớn nhất và lâu đời của Hội Thánh được cung cấp cho trong Tân Ước là thuộc về Hội Thánh. Vì vậy không có hội hay nhóm của các tín đồ nào có thể thực thi việc kiểm soát trên các nhóm khác (đây là một đặc quyền thuộc về Đấng Christ). Cũng vậy, không có ai là “thành viên tự do”, anh ấy hay cô ấy thuộc về nhóm địa phương nào đó của các Cơ Đốc Nhân.
Các Trưởng Lão
Chức năng về sự giám sát được đặt vào tay của những người khác nhau theo từng trường hợp được biết đến như các trưởng lão (người quản lý Hội Thánh ), những người giám hộ (giám mục), hay những người chăn chiên (mục sư). Những từ này được sử dụng thay thế cho nhau chỉ đến cùng nhóm người trong mỗi Hội Thánh trong Công vụ các Sứ đồ 20:17, 28; 1 Phi-e-rơ 5:1-4; và Tít 1:5-7. Thuật ngữ “các trưởng lão” bắt nguồn từ Cựu Ước và cơ cấu tổ chức nhóm hội của dân Giu-đa. Danh hiệu này gợi ý sự trải nghiệm, sự trưởng thành thuộc linh, và tấm gương của cuộc sống. Các trưởng lão sẽ là những người nam lớn tuổi được kính trọng được những người khác tìm kiếm cho chức lãnh đạo. Thuật ngữ “những người giám hộ” hay “các giám mục” xuất hiện ban đầu từ thế giới tiếng Hy Lạp, mặc dù dân Do Thái biết các chức năng tương tự về trách nhiệm. Từ ngữ không có các hàm ý tôn giáo đặc biệt và phải làm với bất cứ dạng nào của sự trông nom hay quản trị. Đó là một từ chung quen thuộc với người Hy Lạp mà có thể được tiếp quản bởi các Cơ Đốc Nhân và được ban cho một tầm quan trọng tôn giáo liên quan đến những người nam đó với sự giám sát của Hội Thánh. “Người chăn chiên” có một di sản giàu có trong thời xưa; nó đã là một vật tượng trưng cho các vua và những nhà lãnh đạo khác của dân sự của Đức Chúa Trời trong thời Cựu Ước rồi (Ê-xê-chiên 34:1-31). Trong đời sống đồng quê mà mỗi người gần như quen thuộc trong thời ban đầu, thì từ này nhanh chóng nhắc đến bức tranh của những điều mà một người chăn chiên làm để chăm sóc cho đàn chiên của mình.
Chức vụ của “trưởng lão” hay “giám mục” là một “công việc” hay “vị trí” (1 Ti-mô-thê 3:1) trong Hội Thánh, rõ ràng được định để là một phần cố định của Hội Thánh (Công vụ các Sứ đồ 14:23; Tít 1:5), vì công việc là một sự cần thiết liên tục cho Hội Thánh và các sứ đồ đã chỉ dẫn việc bổ nhiệm của những người như vậy trong các Hội Thánh riêng biệt khi sự giám sát cá nhân của họ phải được rút ra. Các sự chỉ dẫn về các phẩm chất của họ có thể được học từ 1 Ti-mô-thê 3 và Tít 1. Công việc của họ có thể được suy ra từ các phẩm chất này và từ các từ mô tả đã đặt tên cho chức vụ của họ.
Các Nhà Truyền Giáo Và Các Thầy Dạy Đạo
Trong các thư tín cho Ti-mô-thê và Tít, chúng ta tìm thấy những phẩm chất cho “các nhà truyền giáo” (so sánh 1 Ti-mô-thê 4:12-16; 5:22; 2 Ti-mô-thê 2:15-16, 24-26; 1 Ti-mô-thê 6:3-11; 2 Ti-mô-thê 4:1-5). Những người này cũng được gọi là “người thuyết giáo” (Rô-ma 10:14), “người hầu việc” (1 Ti-mô-thê 4:6 – cùng từ như “chấp sự”), “người của Đức Chúa Trời” (1 Ti-mô-thê 6:11). Những người này làm việc để thu hút được những người cải đạo mới dù là qua việc di chuyển hay ở cố định (Công vụ các Sứ đồ 8:40 và 21:8), làm vững mạnh đức tin của những người đã cải đạo (1 Ti-mô-thê 4:6; Tít 1:13; 2:1, 5), bác bỏ sự sai lầm (1 Ti-mô-thê 1:3), tổ chức các Hội Thánh (Tít 1:5), và tham gia trong sự hầu việc chung của đạo (1 Ti-mô-thê 4:13). Vì vậy đây là một chức năng cụ thể (2 Ti-mô-thê 4:5) mà vốn có trong bản chất của Hội Thánh, và do đó nó là vĩnh viễn (2 Ti-mô-thê 2:2). Các nhà truyền giáo là những người hầu việc của Chúa thay cho con người (so sánh Cô-lô-se 1:7).
Mặc dù danh xưng “các thầy dạy đạo” không phổ biến trong Tân Ước (Gia-cơ 3:1), công việc của họ là ở khắp mọi nơi. Nó thuộc về bản chất của đạo Đấng Christ như một tôn giáo dạy dỗ nên luôn luôn cần đến điều như vậy (Ga-la-ti 6:6).
Các Chấp Sự
Người ta không nói gì nhiều về “các chấp sự.” Chính bản thân của từ đã chỉ đến bất cứ người nào làm việc phục vụ, của bất cứ loại nào, và vì vậy được sử dụng theo nhiều cách khác nhau trong Tân Ước. Như một chức vụ trong Hội Thánh thì nó xuất hiện với mối quan hệ gần gũi với các giám mục (Phi-líp 1:1; 1Ti-mô-thê 3:8-13). Các phẩm chất của họ trong 1 Ti-mô-thê 3 thêm sự liên kết này với các giám mục cho thấy rằng họ là những người giúp đỡ của các giám mục và hầu việc dưới sự giám sát của họ để làm bất cứ phương diện nào của công việc Hội Thánh mà có thể được định cho họ. Chấp sự theo một cách đặc biệt được làm gương cho sự hầu việc thấp kém của Đấng Christ. Theo nguyên tắc của Công vụ các Sứ đồ 6:2, các chấp sự được định một cách tự nhiên để xử lý các công việc thế tục và từ thiện của Hội Thánh, nhưng không có điều gì giới hạn họ làm như vậy. Nó có thể bị hồ nghi là liệu rằng bảy người trong Công vụ các Sứ đồ 6 là các chấp sự theo nghĩa sau hay không, nhưng chúng ta bắt đầu có sự phân biệt về chức năng trong Hội Thánh. Có một nhu cầu liên tục cho những người hầu việc được tín nhiệm như những người thay thế của chức trưởng lão cho việc thực hiện chương trình của Hội Thánh.
Sự Chọn Lựa Và Lễ Nhậm Chức
Các phương pháp khác nhau của sự chọn lựa các chức năng trong Hội Thánh được bày tỏ trong Tân Ước. Có sự chọn lựa bởi Đức Thánh Linh phán qua các đấng tiên tri được soi dẫn (Công vụ các Sứ đồ 1:1-3; 1 Ti-mô-thê 1:18 và 4:14; so sánh Công vụ các Sứ đồ 20:28). Có sự bổ nhiệm bởi các sứ đồ và các nhà truyền giáo (Công vụ các Sứ đồ 14:23 chắc chắn chỉ ra sự chọn lựa bởi Phao-lô và Ba-na-ba, hay toàn bộ quá trình của sự chọn lựa mà trong đó Phao-lô và Ba-na-ba dẫn đầu). Có sự chọn lựa bởi toàn bộ Hội Thánh (Công vụ các Sứ đồ 6:5; 2 Cô-rinh-tô 8:19; so sánh Công vụ các Sứ đồ 15:22). Trong mỗi trường hợp, nên được lưu ý rằng bất cứ ai làm đầu, thì các thành viên khác đã tán thành. Các thành viên khác của Hội Thánh đưa ra sự công nhận và tán thành của họ. Điều này là có thật thậm chí khi đó là một sự chọn lựa được Đức Thánh Linh soi dẫn: thì một sự tán thành của con người cho chọn lựa này phải kèm theo (Công vụ các Sứ đồ 13:3; 1 Ti-mô-thê 4:14).
Phương pháp của việc biệt riêng ra là không thay đổi trong các thí dụ được gìn giữ. Có sự cầu nguyện đi cùng với việc đặt tay trong sự bổ nhiệm của các nhà truyền giáo (1 Ti-mô-thê 4:14), những người hầu việc (Công vụ các Sứ đồ 13:1-3), có lẽ là các trưởng lão (1 Ti-mô-thê 5:22; Công vụ các Sứ đồ 14:23), và bảy người (Công vụ các Sứ đồ 6:6). Lễ nhậm chức này có thể được thực hiện bởi những nhà truyền giáo (Tít 1:5; 1 Ti-mô-thê 5:22), các trưởng lão (1 Ti-mô-thê 4:14), hay các sứ đồ và các nhà tiên tri đang làm việc cho Hội Thánh (Công vụ các Sứ đồ 6:6; 13:3).
Việc đặt tay thường được hiểu như tuyên bố về việc truyền Đức Thánh Linh (Công vụ các Sứ đồ 8:15, 17). Tuy nhiên, đây chỉ là một trong những ơn phước, mà có thể được truyền theo cách này, và điều đó dĩ nhiên phù hợp với nội dung của Công vụ các Sứ đồ 6:1-6 và 13:1-3 nơi mà những người nam đã đầy dẫy Đức Thánh Linh nhận được sự đặt tay. Một cái chạm nhẹ vào đầu của một người được ban phước đó là một việc làm thời Cựu Ước (Sáng thế ký 48:14). Động tác đặc biệt này dường như là một đặc thù của Đức Chúa Giê-su (Mác 5:23; 6:5; 8:23). Tầm quan trọng của việc đặt tay trên người khác được nói rõ trong Mác 10:16 – đó là một cách để truyền một ơn phước. Sự cầu nguyện kèm theo định rõ dạng ơn phước được định – có thể là một sự chữa lành (Mác 5:23), việc truyền Đức Thánh Linh (Công vụ các Sứ đồ 8:15, 17), hay sự bổ nhiệm cho một công việc trong Hội Thánh. Mặc dù việc đặt tay chỉ là một phong tục được chấp nhận một cách bình thường và được biết rõ, nhưng nó không tiếp nối rằng một người phải nhận động tác này để là một người hầu việc, nhưng những người muốn theo sát với các việc làm Tân Ước không tìm thấy cách thích hợp để bổ nhiệm chức vụ.
Do đó ý nghĩa của “sự phong chức” theo Tân Ước, hay sự bổ nhiệm chính thức vào trong chức vụ, là rõ ràng. Đó là sự đồng thuận của Hội Thánh mà theo cách này đã cho phép Hội Thánh được hầu việc, và nó hầu việc như lời thỉnh cầu của Hội Thánh về sự ban cho thiêng liêng cho những người đảm nhận chức vụ cụ thể trong Hội Thánh. Công vụ các Sứ đồ 14:26 được xem xét với 13:1-3 cũng cho thấy điều này. Tóm lại, “sự bổ nhiệm” là một “sự biệt riêng” chính thức, mà trong đó một người được quyết định cho một công việc và được giao phó cho Đức Chúa Trời về việc thực thi của nó. Mặc dù “làm thế nào” không được định rõ về chi tiết nhưng nó nên được làm cho trang nghiêm và có trật tự.
Công vụ các Sứ đồ 6:1-6 đưa ra bức tranh đầy đủ nhất theo trình tự có trật tự về việc thực hành bổ nhiệm chức vụ trong Tân Ước, và nó có thể được coi là tiêu biểu cho các nguyên tắc mà chúng ta đã đặt ra. Có một sự dạy dỗ về nhu cầu và khả năng của những người nam để đáp ứng nhu cầu (Công vụ 6:2-3); một Hội Thánh “xem xét” (Công vụ các Sứ đồ 6: 3 – phương pháp “kiểm tra” không được đưa ra nhưng những người nam được chọn là những người “được thử thách”); một sự lựa chọn (Công vụ các Sứ đồ 6: 5-một lần nữa phương pháp không được đưa ra nhưng sự lựa chọn đã tạo nên sự công nhận của Hội Thánh rằng những người nam này sở hữu những phẩm chất cần thiết); một buổi thuyết trình (Công vụ các Sứ đồ 6:6 – đây là sự chứng thực và cho phép của Hội Thánh, một sự công nhận chính thức); và sau khi được trình bày để các nhà lãnh đạo thuộc linh chấp thuận, một lời cầu nguyện và đặt tay (Công vụ các Sứ đồ 6: 6 – lời chúc phước của Hội Thánh và lời cầu xin của nó với Chúa). Tóm lại, chúng ta lưu ý rằng toàn bộ Hội Thánh đều dính líu đến; thủ tục có trật tự; nó theo nghi thức và trong sự hiện diện của tất cả; và cả những người lãnh đạo và dân sự đều biết lẫn nhau và các trách nhiệm chung của họ.
Ý Nghĩa Tín Lý
Các thủ tục này là một phần của bối cảnh tín lý. Lẽ thật quan trọng được truyền đạt đó là Đức Chúa Trời chọn những người hầu việc cho Hội Thánh của Ngài. Cho dù công cụ con người của sự chọn lựa này là ai đi chăng nữa, thì những người hầu việc là những ban cho của Đức Chúa Trời cho dân sự của Ngài. Từ cho “sự bổ nhiệm” (cheirotonia) thường được sử dụng trong các tác giả người Do Thái nghiên cứu về văn hóa cổ Hy Lạp cho tất cả những gì về sự bổ nhiệm của Đức Chúa Trời. Trong Hội Thánh Đức Chúa Trời thiết lập chức vụ, lập các phẩm chất, và làm cho kiến thức của chức vụ được khả thi. Chúng ta có Đức Thánh Linh bổ nhiệm các giám mục (Công vụ các Sứ đồ 20:28) ngày nay khi chúng ta có những người nam với các phẩm chất được đề ra bởi Đức Thánh Linh. Thậm chí vậy, phải có sự tán thành của những người mà họ dẫn dắt như thể cũng có sự tán thành của con người trong các thời kỳ Tân Ước. Sự nhận biết này nên hiểu rõ tầm quan trọng và nghiêm túc của việc là cơ quan của sự chọn lựa thánh. Đó là trách nhiệm của chúng ta để chọn lựa người mà Đức Chúa Trời sẽ chọn.
Thêm nữa, những người Ngài lập, thì Ngài ban phước cho. Vì vậy sự bổ nhiệm được lập trong bối cảnh của sự cầu nguyện. Sự ban phước của Hội Thánh tìm thấy sự đối ứng của nó trong sự trang bị của Đức Chúa Trời và sự ban phước trên người đó cho công việc của họ.
Cuối cùng, Hội Thánh lập các cá nhân đặc biệt cho công việc mà là công việc của toàn bộ Hội Thánh. Nó làm như vậy không phải bởi vì họ phải làm điều gì đó cho những người khác mà không phải là trách nhiệm của họ. Hay một người cũng không thể trả cho ai đó để hoàn thành công việc của mình cho Chúa. Hơn thế Hội Thánh bổ nhiệm họ bởi vì họ thể hiện cụ thể cho Hội Thánh sự hầu việc của chính nó trong thế gian. Hội Thánh hổ trợ họ trong công việc này bởi vì họ là một sự hiện thân hay đại diện của toàn bộ Hội Thánh là gì. Sự hầu việc đại diện cho Hội Thánh về bản chất của năng khiếu của chính nó. Những người hầu việc (các trưởng lão, các chấp sự, v.v. ) là hiện thân của công việc của toàn bộ Hội Thánh, và sự hầu việc của Hội Thánh là sự hầu việc của Đấng Christ.
Các Phát Biểu Sau Cùng
Các Hội Thánh trong thời Tân Ước mà chúng ta có thông tin được dẫn dắt bởi nhiều trưởng lão (cũng được gọi là các giám mục hay mục sư) được giúp đỡ bởi các chấp sự. Theo các tài liệu chúng ta có được, Sự tách biệt sớm nhất khỏi sự thực hành theo Tân Ước là cơ cấu tổ chức của các Hội Thánh địa phương. Trong đầu thế kỷ thứ hai thì một vài Hội Thánh đã có một giám mục (như trưởng lão) là đầu của ban các giám mục (các trưởng lão) rồi. Một hệ thống cấp bậc đã phát triển cùng lúc với giám mục của Hội Thánh theo nguyên tắc của một địa phận được định là một tổng giám mục, và người đó đã chỉ huy các hội đồng của các giáo sĩ trong địa phận của mình. Việc quy về trung ương của thẩm quyền lên đến cao trào với sự nhận biết về năm giáo trưởng (các giám mục của Rô-ma, Constantinople, Alexandria, An-ti-ốt, và Giê-ru-sa-lem). Giám mục của Rô-ma đã trở thành Giáo Hoàng trên các Hội Thánh nói tiếng La-tin của phía tây Châu Âu. Cùng với sự phát triển của hệ thống cấp bậc là sự giới hạn của ngôn ngữ linh mục và các bổn phận cho các giám mục trước thế kỷ thứ ba và sau đó là cho các trưởng lão.
Các Câu Hỏi Ôn Tập
- Cách trình bày về các Hội Thánh địa phương trong Tân Ước ủng hộ khái niệm “sự tự trị của Hội Thánh” như thế nào?
- Liên kết các chức vụ của trưởng lão, nhà truyền giáo, và chấp sự với công việc ba phần của Hội Thánh.
- Các đoạn trích nào gợi ý rằng các thuật ngữ “trưởng lão,” “giám mục,” và “mục sư” có thể thay thế cho nhau trong Tân Ước? Điều này được bày tỏ bởi các đoạn trích khác như thế nào?
- Từ các từ mô tả này và từ các phẩm chất của họ thì điều gì có thể được suy ra về công việc của những người này?
- Nó có thể được bày tỏ như thế nào về các chức năng của mỗi chức vụ – trưởng lão, nhà truyền giáo, và chấp sự – thuộc về cấu trúc cố định của Hội Thánh?
- Các phương pháp khác nhau nào về sự chọn lựa cho công việc trong Hội Thánh được tìm thấy trong Tân Ước?
- Các phương pháp nào của sự nhậm chức vào chức vụ có thể được tìm thấy trong Tân Ước?
- Ý nghĩa của động tác “đặt tay” là gì?
- Miêu tả thủ tục của sự chọn lựa và biệt riêng bảy người trong Công vụ các Sứ đồ 6.
- Các bài học tín lý nào mà chúng ta có thể học được từ sự dạy dỗ về sự sắp xếp trong Tân Ước? Các kết quả thực tiễn mà điều này sẽ có là gì?