BÀI 9: LỄ TIỆC THÁNH
“Đây là thân thể ta.”
(Ma-thi-ơ 26:26)
Tân Ước sử dụng từ “thân thể” để nói đến Đức Chúa Giê-su theo bốn nghĩa khác nhau: (1) thân thể xác thịt của sự hóa hình của Ngài (Hê-bơ-rơ 10:5; Lu-ca 23:52); (2) thân thể được vinh hiển của sự sống lại của Ngài (Phi-líp 3:21); (3) thân thể thuộc linh của Hội Thánh của Ngài (Cô-lô-se 1:18; Ê-phê-sô 1:23); và (4) bánh của lễ Tiệc Thánh (Ma-thi-ơ 26:26). Mỗi cách sử dụng này đều liên quan đến bản chất của Hội Thánh. Con của Đức Chúa Trời trở nên xác thịt và huyết (so sánh Giăng 1:14; 19:34; Hê-bơ-rơ 2:14) để qua sự chết và sự sống lại của Ngài thì Ngài có thể cứu chuộc một dân sự mới của Đức Chúa Trời (Cô-lô-se 1:18-20; Phi-líp 2:5-10; Công vụ các Sứ đồ 20:28). Những người này một ngày nào đó sẽ chia sẻ hình ảnh của sự vinh hiển Ngài (Phi-líp 3:21; 1 Cô-rinh-tô 15:44; 1 Giăng 3:2). Phao-lô kết hợp các khái niệm (3) và (4) khi ông tuyên bố rằng bởi việc tham dự vào một miếng bánh thì các Cơ Đốc Nhân trở nên một thân thể với Đấng Christ (1 Cô-rinh-tô 10:16-17). Nhưng trước tiên Đức Thánh Linh tại phép báp-têm phải hợp nhất họ vào trong thân thể của Đấng Christ (1 Cô-rinh-tô 12:13). Việc nhận được sự nuôi dưỡng thuộc linh từ Chúa (Giăng 6:35-40, 47-58, 63), họ được biến đổi vào trong sự vinh hiển của Ngài (2 Cô-rinh-tô 3:18).
Lễ Tiệc Thánh, hơn tất cả các việc làm khác của sự thờ phượng, diễn đạt về Hội Thánh là gì. Có rất nhiều ý tưởng liên kết với lễ Tiệc Thánh mà thích hợp cho tín lý của Hội Thánh.
Sự Tạ Ơn
Tại sự thiết lập của lễ Tiệc Thánh, Đức Chúa Giê-su “tạ ơn” (dạng động từ của eucharistia, sự tạ ơn). Đây cũng là ý nghĩa của “tạ ơn” (Mác 14:22). Đó là việc làm thông thường của dân Do Thái khi bắt đầu một bữa ăn để cầm bánh, nói một lời cầu nguyện, và bẻ nó. Đức Chúa Giê-su thường làm điều này trong các bữa ăn của Ngài với các môn đồ của Ngài (Mác 6:41) vì vậy Đức Chúa Giê-su được nhận biết bởi cách riêng biệt của Ngài về việc làm điều này (Lu-ca 24:30, 35). Vì vậy lễ Tiệc Thánh được biết đến trong Hội Thánh ban đầu như việc “bẻ bánh” (Công vụ các Sứ đồ 2:42; 20:7). Tại lễ Vượt qua của dân Do Thái, cũng có một “chén của sự tạ ơn (so sánh 1 Cô-rinh-tô 10:16) như một phần của bữa ăn trong lễ tưởng niệm về việc ra khỏi xứ Ê-díp-tô. Đức Chúa Giê-su lấy các hành động quen thuộc này và vào đêm của bữa ăn cuối cùng Ngài đã để lại chúng với một ý nghĩa mới.
Khi chúng ta lặp lại các việc làm của Đức Chúa Giê-su thì chúng ta cũng “tạ ơn”Đức Chúa Trời. Các yếu tố vật chất dùng để nhắc nhở chúng ta về tất cả các sự ban cho của Đức Chúa Trời. Nhưng vào thời điểm này, chúng ta phải lưu tâm đặc biệt về các sự ban cho mà liên quan đến sự cứu rỗi.
Lễ Tiệc Thánh là việc làm lớn của Hội Thánh về sự tạ ơn cho tất cả những gì liên quan đến đời sống của nó trong Chúa.
Kỷ niệm
Phao-lô trích những lời của Đức Chúa Giê-su về sự thiết lập như đang chứa mạng lệnh (làm điều này để nhớ đến ta” (1 Cô-rinh-tô 11:24, 26). Cụm từ theo nghĩa đen là “làm điều này để tưởng nhớ (anamnesis) về ta.”
Khía cạnh tưởng nhớ của lễ Tiệc Thánh được làm cho rõ ràng hơn bởi việc chỉ đến các việc làm của dân Do Thái. Các lời của Đức Chúa Giê-su “Đây là thân thể ta” có thể được liên kết với các từ của Xuất Ê-díp-tô ký 12:11, “Ấy là lễ Vượt Qua của Chúa.” Khi dân Giu-đa làm lễ tưởng niệm cho lễ Vượt Qua (mnemosunon) (Xuất Ê-díp-tô 12:14), thì nó còn hơn cả việc chỉ là sự tưởng niệm về một sự kiện đã qua. Mỗi người Giu-đa kỷ niệm lễ Vượt Qua làm chính mình trở thành một người tham gia trong sự kiện Xuất Ê-díp-tô. Sách Mishnah ra chỉ thị rằng, “Trong mỗi thế hệ, một người nam phải tự xem mình như thể mình đưa chính mình ra khỏi xứ Ê-díp-tô.” Sự giải phóng khỏi ách nô lệ trở thành trải nghiệm của chính mình. Vì vậy, thay vì nhìn về quá khứ để nhớ lại, thì quá khứ được mang đến hiện tại và những lợi ích của nó làm cho có hiệu lực.
Phao-lô nói thêm rằng trong việc lập lễ tưởng niệm này về Đức Chúa Giê-su chúng ta đang “rao ra sự chết của Ngài” (1 Cô-rinh-tô 11:26). Trong lễ Tiệc Thánh, có một sự mô tả, một sự rao ra, một sự thực hiện lại. Ở đây một khái niệm Cựu Ước khác sẽ giúp ích được trong việc đánh giá đúng tầm quan trọng về những gì Đức Chúa Giê-su đã làm tại Bữa Ăn Cuối Cùng. Trong việc so sánh, các việc làm quen thuộc của việc bẻ bánh và đổ nước của trái nho cho thân thể và huyết của Ngài thì Đức Chúa Giê-su đang thiết lập một điểm về sự tượng trưng mang tính tiên tri. Xác thịt của Đức Chúa Giê-su được bẻ ra và ban cho loài người (Giăng 19:34; 20:25-29; 1 Cô-rinh-tô 11:24) và huyết của Ngài được đổ ra cho sự tha thứ của tội lỗi (Ma-thi-ơ 26:28). Vì các phần có mặt tượng trưng của sự thật được lặp lại, khi chúng ta lặp lại việc làm của Đức Chúa Giê-su, thì chúng ta mang các lợi ích của sự chết của Ngài một lần nữa vào trong cuộc đời của chúng ta. Chúng ta tham dự vào sự hy sinh của Ngài (1 Cô-rinh-tô 10:16).
Giao Ước
Đó là sự hy sinh của Đấng Christ đã mang đến sự tha thứ của tội lỗi và thiết lập một giao ước mới giữa Đức Chúa Trời và loài người (Hê-bơ-rơ 8:6-9:26). Đức Chúa Giê-su đã tuyên bố rằng “nầy là huyết ta, huyết của sự giao ước” (Ma-thi-ơ 26:28). Giao ước cũ đã được bắt đầu bởi sự dâng tế, rải rắc huyết của giao ước, và việc dự một bữa ăn giao ước (Xuất Ê-díp-tô 24:3-11). Đối với các Cơ Đốc Nhân, việc dự lễ Tiệc Thánh là một việc làm của lòng trung thành với giao ước đổi mới với Chúa. Đây là một mối quan hệ mà bao gồm tất cả các lòng trung thành khác thuộc tôn giáo (1 Cô-rinh-tô 10:21). Mối quan hệ giao ước là một trong những sự giao thông gần gũi với Chúa. Hội Thánh là dân sự của giao ước mới mà có một bữa ăn mới.
Sự Thông Công
Lễ Tiệc Thánh cũng được gọi bởi Phao-lô là một sự thông công hay lễ giao thông (koinonia) với thân thể và huyết của Chúa (1 Cô-rinh-tô 10:16-17; xem bài 7). Các Cơ Đốc Nhân gặp gỡ quanh bàn của Chúa (1 Cô-rinh-tô 10:21). Họ ăn “lễ Tiệc Thánh của Chúa” (1 Cô-rinh-tô 11:20). Ngài mời, và mục đích trong việc đến cùng nhau là để bẻ bánh với Ngài. Bàn thông công tràn đầy những sự kết giao phong phú của sự gần gũi trong thế giới Kinh Thánh. Đức Chúa Giê-su hiện hữu thuộc linh khi dân sự của Ngài gặp nhau nhân danh Ngài.
Đoạn trích trong 1 Cô-rinh-tô 10:14-21 chỉ ra việc ăn uống tại các đền thờ thần tượng đã thiết lập một sự giao thông với ma quỷ. Cũng vậy việc ăn uống các của cúng tế trong dân Do Thái khiến họ trở thành người dự phần với bàn thờ. Khi các Cơ Đốc Nhân ăn bánh và uống chén, họ đang tham dự vào trong thân thể và huyết của Đấng Christ, tức là họ đang chia sẻ trong sự sống của Ngài và các lợi ích của sự sống đó.
Sự thông công này không chỉ với Đấng Christ đã sống lại. Nó cũng là với nhau. Chúng ta có sự hiệp một qua lòng trung thành của chúng ta với một Chúa chung. Đó là sự thông công của chúng ta với Đấng Christ mà thiết lập sự thông công của một người với người khác. Một sự diễn đạt cụ thể của việc chấp nhận lẫn nhau của chúng ta là việc chia sẻ của chúng ta trong lễ Tiệc Thánh. Lễ Tiệc Thánh bày tỏ sự tham dự của một người trong Hội Thánh, vì Hội Thánh là thân thể của Đấng Christ (1 Cô-rinh-tô 12:12). Việc ăn “một miếng bánh” làm cho những người tham dự thành “một thân thể” trong Đấng Christ (1 Cô-rinh-tô 10:17). Đó chỉ là trong một thân thể mà chúng ta nhận được các lợi ích của sự chết của Đấng Christ (so sánh Ê-phê-sô 2:16).
Bữa tiệc lớn của Đấng Mê-si
Sự bày tỏ trước về sự chết của Chúa trong bữa ăn là “cho đến khi Ngài đến (1 Cô-rinh-tô 11:26). Lễ Tiệc Thánh hướng về thập tự giá và mang đến một sự thông công hiện tại. Nó còn tuyên bố thêm về một sự kiện tương lai. Thực vậy điểm lưu ý nổi trội hơn về bữa tiệc là sự mong đợi đầy vui mừng, vì đó không chỉ là một Đấng Christ đã bị đóng đinh, Đấng được tưởng nhớ đến nhưng là một vị Chúa hằng sống. Sự thông công hiện tại là một sự bảo đảm và sự hưởng trước của một sự thông công trọn vẹn hơn để được tận hưởng.
Một phần của niềm hy vọng theo thuyết mạt thế của Do Thái giáo được lập theo các thuật ngữ bữa tiệc của Đức Chúa Trời cho dân sự Ngài (Ê-sai 25:6; Lu-ca 13:29). Điều này cho thấy bối cảnh về các thí dụ bữa tiệc được chép trong Lu-ca (14:1-24), và có thể đằng sau sự ám chỉ đến “tiệc cưới của chiên con” (Khải huyền 19:9). Một cách trực tiếp hơn đến luận điểm, Đức Chúa Giê-su tại bữa ăn cuối đã nói về việc ăn và uống trong nước của Đức Chúa Trời (Ma-thi-ơ 26:29; Lu-ca 22:16, 18). Trong lễ Tiệc Thánh, chúng ta dự trước các ơn phước của thời kỳ cuối. Đây là một việc làm của thời kỳ cuối, mà bày tỏ đặc tính của Hội Thánh như dân sự mà tham dự vào các sự ban cho thời kỳ cuối của Đức Chúa Trời.
Lễ Tiệc Thánh không chỉ đem quá khứ vào trong hiện tại, mà nó còn mang tương lai vào trong hiện tại. Ở đây chúng ta nhìn thấy Hội Thánh như được đặt giữa trung tâm (thập tự giá) và đích (sự đến trở lại) của lịch sử.
Và vì vậy bóng tối của đêm phản bội đó,
Với sự đến cuối cùng mà chúng ta hiệp lại,
Bằng một chuỗi nghi thức yêu thương,
Cho đến khi Ngài đến!
Sự Dâng Tế
Đấng Christ hy sinh thân ngài Ngài một lần cho tất cả (Hê-bơ-rơ 10:10). Hội Thánh là một sự tiếp nối hằng sống của tế lễ đó. Lễ Tiệc Thánh là một sự nhắc nhở rằng chúng ta sống bởi thập tự giá. Sự sống lại cho sự bảo đảm rằng có sức mạnh trong sự sống tế lễ. Những người thờ phượng đã ăn con sinh tế trong thời kỳ Cựu Ước. Trong lễ Tiệc Thánh có một sự tham dự thuộc linh trong thân thể và huyết của Đấng Christ và các lợi ích của sự dâng tế đó (1 Cô-rinh-tô 10:16-22).
Chúng ta không chỉ tiếp tục một sự tham dự trong sự dâng tế của Chúa. Chúng ta còn dâng của lễ của riêng chúng ta ở đây. Tất cả sự thờ phượng là một việc làm của sự dâng tế – sự dâng tế dựa trên lý trí của sự ngợi khen và tạ ơn (Hê-bơ-rơ 13:15). Lễ Tiệc Thánh như việc làm riêng biệt trọng tâm của Hội Thánh của sự thờ phượng là giây phút tuyệt vời của sự tự dâng tế lễ lên Đức Chúa Trời, Đấng đã cứu chuộc Hội Thánh.
Ngày của Chúa
Nó có thể có hoặc không quan trọng rằng tính từ Hy Lạp rút từ từ dành cho Chúa (kuriakos, có nghĩa “của hoặc thuộc về Chúa,” từ kurios) xảy ra trong Tân Ước chỉ hai lần – chỉ đến lễ Tiệc Thánh (1 Cô-rinh-tô 11:20) và ngày của Chúa (Khải huyền 1:10). Hội Thánh ban đầu gặp gỡ vào ngày đầu tiên trong tuần để tham dự lễ Tiệc Thánh (Công vụ các Sứ đồ 20:7). Điều này tiếp tục là hoạt động của Hội Thánh xưa, và một trong những sự định rõ thông thường của nó cho ngày đầu tiên được tiếp tục là ngày của Chúa. Lễ Tiệc Thánh và ngày của Chúa thuộc về nhau. Cả hai đều đặc biệt là của Đấng Christ, và điều kết hiệp chúng lại là sự sống lại.
Ngày đầu tiên trong tuần là ngày của sự sống (Mác 16:1-10; Lu-ca 24:1; Giăng 20:1). Dân Giu-đa giữ ngày Sa-bát để tưởng nhớ về sự giải thoát khỏi ách nô lệ của người Ê-díp-tô (Phục truyền Luật lệ Ký 5:1-15). Đối với các Cơ Đốc Nhân, ngày đầu tiên trong tuần có ý nghĩa và tầm quan trọng đặc biệt: nó là ngày giải phóng của họ khỏi ách nô lệ của tội lỗi. Vào ngày đó Đấng Christ đã bẻ gãy thanh chắn của sự chết. Vào ngày đó Cơ Đốc Nhân kỷ niệm bữa ăn của Chúa mình như một sự tưởng niệm về sự chết và sự sống lại, của sự tha thứ và đời sống mới. Ý nghĩa đặc biệt của ngày đầu tiên như ngày của sự sống lại cho nó tầm quan trọng thuộc tín lý như ngày của sự thờ phượng và kỷ niệm của lễ Tiệc Thánh.
Những Bày Tỏ Sau Đó
Trong thời kỳ sau Tân Ước, một vài tác giả bắt đầu xem lễ Tiệc Thánh không chỉ như một của lễ tạ ơn nhưng như một của lễ cứu chuộc. Sự hiện diện thực sự của Đấng Christ tại lễ Tiệc Thánh được nhấn mạnh và càng ngày càng được cho một sự nhận dạng thân thể với các yếu tố để cho bánh và nước nho được hiểu theo nghĩa đen như thân và huyết của Đấng Christ. Vì vậy đã đặt cơ sở cho tín lý thời trung cổ về sự biến thể, mà là một cách giải thích triết học về làm thể nào mà các yếu tố được thay đổi từ bánh và rượu thành thân và huyết trong khi đang giữ sự hiện diện vật chất của chúng. Những sự bày tỏ này không có sự chứng thực trong các đoạn trích Tân Ước nhưng chứng minh tầm quan trọng trọng tâm mà lễ Tiệc Thánh có với sự thờ phượng của Cơ Đốc Nhân đến nỗi có sự bày tỏ thần học về những gì đã làm.
Các Câu Hỏi Ôn Tập
- Theo các nghĩa nào từ “thân thể” được sử dụng sự ám chỉ đến Đức Chúa Giê-su?
- Có đúng không khi nói Tiệc Thánh như “việc làm trọng tâm của sự thờ phượng của Cơ Đốc Nhân”? Nêu ra các lý do cho cả câu trả lời khẳng định và phủ định.
- Nêu tên một vài khía cạnh của lễ Tiệc Thánh liên quan đến ý nghĩa của Hội Thánh.
- Lễ Tiệc Thánh bày tỏ bản chất của Hội Thánh như thế nào?
- Từ “eucharist (lễ ban thánh thể)” thực sự có nghĩa gì? “Anamnesis”? “koinonia”?
- Các khái niệm và các việc làm Cựu Ước nào có liên quan đến sự hiểu biết về lễ Tiệc Thánh? Theo cách nào?
- Điều này có nghĩa gì khi một người nói rằng lễ Tiệc Thánh là một việc làm thời mạt thế?
- Có cách nào thích hợp để nói lễ Tiệc Thánh như một của tế lễ không?
- Trong Hy Lạp hiện đại, từ cho ngày chủ nhật là kuriake (ngày của Chúa). Đây có phải là bằng chứng cho ngày thờ phượng của Hội Thánh không?
- Tại sao ngày đầu tiên trong tuần lại quan trọng với các Cơ Đốc Nhân? Điều này nói gì về việc tham dự lễ Tiệc Thánh?